Khám phá

Giữa lăng mộ Tần Thủy Hoàng chỉ có duy nhất 1 loài cây tươi xanh, sai trĩu quả nhưng tuyệt nhiên không ai dám ăn: Bí mật đằng sau đến cả chuyên gia cũng giật mình

Các chuyên gia đã rất ngạc nhiên khi thấy cây lựu không những có thể sống sót, mà còn sai trĩu quả giữa lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Khi lấy các trái lựu này về nghiên cứu thì họ phát hiện hàm lượng độc chất tồn tại bên trong rất cao.

Bí mật về loại động vật có vú kỳ lạ nhất hành tinh: Có lông như kim, bị đồn đại về khả năng đào xuyên núi! / Loài nhện độc nhất thế giới được mệnh danh ‘kẻ giết người’

Ngày 1/4, Chuyên trang Trí thức Trẻ đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Giữa lăng mộ Tần Thủy Hoàng chỉ có duy nhất 1 loài cây tươi xanh, sai trĩu quả nhưng tuyệt nhiên không ai dám ăn: Bí mật đằng sau đến cả chuyên gia cũng giật mình". Nội dung cụ thể như sau:

Theo 163, trên lăng mộ Tần Thủy Hoàng, có một cây lựu đỏ mọc ngay ở phần đất này. Không những có thể tồn tại, cây lựu này còn đơm hoa kết trái rất tươi tốt, quả sai trĩu, chín mọng trông rất đẹp mắt. Tuy nhiên, có một điều lạ là người dân xung quanh không một ai dám tới gần để hái ăn.

Bên cạnh đó, cây lựu này cũng có chiều cao khá lùn. Thông thường, các cây lựu ở Trung Quốc có thể cao từ 3 - 4m, thậm chí cao tới 5 - 7m cũng có. Vậy mà cây lựu ở đây “khiêm tốn” hơn rất nhiều.

Trong khi hoa lựu thường nở vào mùa hè thì riêng cây lựu trong lăng Tần Thủy Hoàng lại ra hoa vào mùa đông. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến người dân địa phương cảm thấy khác lạ, không dám ăn quả trái mùa như vậy.

Lựu đỏ trĩu quả. Ảnh minh họa: Internet

Các chuyên gia nghiên cứu đã biết về hiện tượng lạ này nên quyết định lấy mẫu từ cây lựu về phòng thí nghiệm phân tích. Kết quả cuối cùng khiến họ vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện một độc chất khá lớn trong loại quả này. Đó chính là thủy ngân.

Thủy ngân (Mercury) là một nguyên tố kim loại, xuất hiện trong tự nhiên, được tìm thấy trong không khí, nước và đất. Nếu tiếp xúc với thủy ngân không đúng cách, sức khỏe có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng dù chỉ là một lượng nhỏ, đặc biệt đe dọa đối với sự phát triển của thai nhi và giai đoạn đầu đời của trẻ nhỏ.

Nhiễm độc chất này có thể gây hại đến hệ thần kinh, tiêu hóa, miễn dịch, ảnh hưởng tới phổi, thận, da và mắt, thậm chí tăng nguy cơ dẫn đến tử vong.

Một trong những hợp chất độc nhất là Dimetyl thủy ngân. Chỉ với vài microlit rơi vào da, chất độc này có thể khiến con người rơi vào nguy cơ tử vong nhanh chóng. Nếu xảy ra tình trạng phơi nhiễm mức độ cao với methyl thủy ngân gây ngộ độc thì được gọi là bệnh Minamata, tổn thương nghiêm trọng tới hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết, đồng thời cũng tạo thành ảnh hưởng tới miệng, các cơ hàm mặt và răng. Độc chất này rất có hại với phụ nữ mang thai, có thể gây ra sảy thai, khuyết tật, dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Những người hít phải thủy ngân có thể gây bệnh phổi nặng cấp tính, xuất hiện các triệu chứng cụ thể như ho, khó thở, đau rát, cảm giác tức ngực, có thể sốt. Nếu diễn tiến bệnh nặng hơn, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nguy cơ phù phổi cấp, suy hô hấp, co giật và tử vong.

 

Đó là lý do mà WHO đã liệt kê thủy ngân là một trong mười loại hóa chất hoặc nhóm hóa chất có ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến sức khỏe cộng đồng.

Thủy ngân là một trong những độc chất gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến sức khỏe cộng đồng đã được WHO khẳng định. Ảnh minh họa: Internet

Vậy thủy ngân ở đâu ra?

Theo các ghi chép lịch sử, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng gồm có rất nhiều rãnh sâu bao quanh, các rãnh này đều được đổ đầy thủy ngân vào trong. Hàm lượng thủy ngân ở đây được ước tính có thể lên tới một con số khổng lồ là 100 tấn. Điều này đã được không ít nhà khảo cổ tiến hành đo đạc và xác nhận.

Lý giải về nguyên nhân xuất hiện lượng lớn thủy ngân như vậy trong lăng mộ, một số giả thuyết đã được đưa ra như sau.

Thứ nhất, Tần Thủy Hoàng sử dụng lượng lớn thủy ngân để bảo vệ lăng mộ của mình khỏi nạn trộm mộ. Từ xưa đã có rất nhiều ngôi mộ bị kẻ xấu trục lợi một cách táng tận lương tâm, mà lăng mộ của Tần Thủy Hoàng lại chứa rất nhiều bảo vật quý hiếm, dấu ấn lịch sử trọng đại. Sử dụng thủy ngân bao quanh lăng mộ được cho là một cách chống trộm vô cùng hiệu quả vì kẻ trộm sẽ e ngại độc chất xâm nhập cơ thể thông qua hơi thở, lỗ chân lông và dẫn tới tử vong.

 

Thứ hai, trong thời xưa, thủy ngân là một thứ rất có giá trị. Khi mà công nghệ tinh luyện vẫn chưa phát triển thì rất nhiều quý tộc nhà giàu coi thủy ngân là biểu tượng của sự giàu có. Tần Thủy Hoàng đã sử dụng thủy ngân làm vật chôn theo như một cách thể hiện sự xa hoa của mình.

Thứ ba là nhằm bảo quản thi thể. Thủy ngân là một chất có tính diệt khuẩn rất mạnh, có tác dụng chống oxy hóa. Rất nhiều thi thể thời cổ xưa được bảo quản bằng thủy ngân nên đây là cách giúp cho xác của Tần Thủy Hoàng phân hủy chậm hơn, tuổi thọ của cung điện dưới lòng đất cũng được kéo dài hơn.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng bí ẩn tới nỗi các nhà khoa học Trung Quốc phải dự tính dùng máy dò tia vũ trụ để khám phá bí ẩn bên trong. Ảnh: Internet

Chính vì sự tồn tại của “dòng sông thủy ngân” này, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng là một trong số ít những di tích cổ xưa còn nguyên vẹn, thậm chí các nhà khảo cổ cũng khẳng định không thể tiến vào bên trong vì quá nguy hiểm.

Như vậy, hàm lượng thủy ngân khổng lồ từ trong lăng mộ có thể đã ngấm vào vùng đất xung quanh, từ đó xuất hiện trong cây lựu mọc lên ngay giữa vùng đất này.

Theo những thông tin mà 163.com cung cấp, hàm lượng thủy ngân được phát hiện trong quả lựu cực kỳ cao, còn lớn hơn so với hàm lượng thủy ngân tồn tại trong các mẫu đất ở lăng mộ.

 

Ngày 30/6, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Tại sao chỉ riêng cây cối trên lăng mộ Tần Thủy Hoàng có thể nở hoa giữa mùa đông lạnh giá?". Nội dung cụ thể như sau:

Trang tinSohuđăng tải, lăng mộ Tần Thủy Hoàng, nằm ở phía bắc núi Ly Sơn thuộc huyện Lâm Đồng, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ bậc nhất lịch sử Trung Hoa, luôn là đề tài hấp dẫn giới khảo cổ bởi những bí mật chưa được hé lộ.Một hiện tượng kỳ lạ được phát hiện vào năm 2006, đó là vườn thượng uyển trên lăng mộ bất ngờ nở hoa giữa mùa đông lạnh giá, khiến các nhà khảo cổ học vô cùng phấn khích.

Theo"Cổ Phong Ngũ Thập Cửu Thủ","Tần vương quét sáu nước, uy hùng nhìn non sông",câu thơ thể hiện khí thế ngất trời của vị vua đã thống nhất Trung Hoa, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước này.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, nằm ở phía bắc núi Ly Sơn thuộc huyện Lâm Đồng, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. (Ảnh: Sohu)

Cũng giống như nhiều vị hoàng đế khác trong lịch sử, Tần Thủy Hoàng dành sự quan tâm đặc biệt cho lăng mộ của mình, một công trình kiến trúc đồ sộ được khởi công xây dựng từ khi ông mới lên ngôi.

Hàng vạn nhân công đã được huy động để xây dựng lăng mộ trong suốt nhiều thập kỷ, minh chứng cho tham vọng trường tồn cùng thời gian của vị hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa. Theo sử sách ghi chép, lăng mộ chứa đựng vô số báu vật quý giá.

 

Trong kiến trúc lăng mộ cổ đại Trung Quốc, địa cung là phần quan trọng nhất, nơi linh hồn của người đã khuất an nghỉ. Địa cung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng được cho là có quy mô lớn nhất và thu hút sự quan tâm lớn nhất từ trước đến nay.

Địa cung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng được cho là có quy mô lớn nhất và thu hút sự quan tâm lớn nhất từ trước đến nay. (Ảnh: Sohu)

Địa cung được xây dựng với độ sâu xuyên qua nhiều tầng nước ngầm. Quan tài của Tần Thủy Hoàng được cho là được đúc bằng đồng,bên trong địa cung chứa đựng vô số báu vật quý giá từ thời kỳ đầu Trung Hoa.

Sử sách"Hán Cựu Nghi"có ghi chép chi tiết hơn về địa cung của Tần Thủy Hoàng. Theo đó, sau khi nhà Tần được thành lập, thừa tướng Lý Tư đã báo cáo với Tần Thủy Hoàng rằng công trình lăng mộ do hàng vạn người xây dựng đã gần hoàn thành và được xây dựng theo đúng yêu cầu của hoàng đế. Tuy nhiên, Tần Thủy Hoàng vẫn chưa hài lòng và ra lệnh tiếp tục đào sâu thêm 300 trượng (tương đương khoảng 700 mét). Điều này càng khiến cho vị trí chính xác của địa cung trở nên bí ẩn hơn.

Mười một năm trước, các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã sử dụng công nghệ viễn thám và thăm dò hiện đại nhất để nghiên cứu khu vực lăng mộ. Đây là một dự án tốn kém với việc sử dụng công nghệ lần đầu tiên được áp dụng ở Trung Quốc và lần thứ hai trên thế giới. Kết quả khảo sát cho thấy địa cung nằm ngay bên dưới gò đất, nhưng không quá lớn như ghi chép trong sử sách.Địa cung có hình chữ nhật với chiều dài và chiều rộng hơn 100 mét, độ sâu khoảng 40 mét.

Phần trung tâm của địa cung chính là khu mộ thất bí ẩn. Theo kết quả thăm dò, khu vực này có diện tích rất rộng lớn, được bao quanh bởi một lớp đá granit có mật độ dày đặc. Trong quá khứ, người xưa thường kiểm tra độ vững chắc của tường thành bằng cách dùng cung tên bắn vào. Nếu tường bị sụp đổ dưới sức công phá của cung tên thì coi như không đạt yêu cầu và phải xây dựng lại.Chính nhờ lớp tường đá granit kiên cố này mà lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn đứng vững sau nhiều trận động đất và không bị ngập nước.

 

Kỳ lạ vườn cây nở hoa giữa mùa đông trên lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Trong quá trình khảo sát, một chuyên viên đã phát hiện ra một hiện tượng kỳ lạ. Vào thời điểm đó, thời tiết đang là mùa đông lạnh giá, hầu hết các loài thực vật đều không thể sinh trưởng. Tuy nhiên,cây cối trên gò đất phía trên lăng mộ vẫn phát triển bình thường, thậm chí còn ra hoa.Khám phá này càng củng cố thêm cho nhận định của các nhà khảo cổ về vị trí chính xác của địa cung.

Cây cối trên gò đất phía trên lăng mộ của Tần Thủy Hoàng vẫn phát triển bình thường, thậm chí còn ra hoa. (Ảnh: Sohu)

Sau khi kiểm ra và phân tích, họ tìm ra nguyên nhân của hiện tượng này là do đất bên ngoài gò đất không bị đào xới nên kết cấu và độ ẩm của nó vẫn được giữ nguyên. Trong khi đó, do ảnh hưởng của địa cung, kết cấu đất phía trên có sự thay đổi, tạo điều kiện cho cây cối phát triển.

Đây là một phát hiện quan trọng, tuy nhiên, việc khai quật địa cung vẫn chưa thể thực hiện. Công nghệ hiện nay vẫn chưa đủ hiện đại để đảm bảo bảo quản tốt nhất cho các báu vật bên trong địa cung. Bài học xương máu từ việc khai quật đội quân đất nung là một ví dụ điển hình.

Khi mới được khai quật, đội quân đất nung vẫn còn nguyên màu sắc.Tuy nhiên, do tiếp xúc với oxy, hiện tượng oxy hóa đã khiến màu sắc của chúng nhanh chóng bị phai mờ.Việc khai quật khi chưa có giải pháp bảo quản phù hợp sẽ gây ra những tổn hại không thể khắc phục đối với các di vật lịch sử quý giá.

 

Bài học xương máu từ việc khai quật đội quân đất nung là một ví dụ điển hình. (Ảnh: Sohu)

Hơn nữa, việc mạo muội xâm nhập địa cung có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Tần Thủy Hoàng là một vị vua quyền lực, không loại trừ khả năng ông cho đặt bẫy trong địa cung để bảo vệ lăng mộ. Điều này khiến các nhà khảo cổ học càng thêm thận trọng. Cuộc đời Tần Thủy Hoàng ẩn chứa nhiều bí mật lịch sử, và rất có thể lăng mộ của ông chính là nơi cất giữ lời giải đáp cho những bí ẩn đó. Tuy nhiên, với trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay, việc khám phá địa cung vẫn là một thách thức lớn. Chỉ khi nào con người hiểu rõ hơn về vị hoàng đế này và có đủ khả năng để xử lý mọi tình huống có thể xảy ra, bí mật của lăng mộ Tần Thủy Hoàng mới có thể được hé lộ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm