Gỗ đắt nhất thế giới có lõi chảy ra 'vàng lỏng', Việt Nam chỉ có khoảng 3.000 cây, đó là?
Khám phá vùng đất độc đáo ở châu Âu: Mặt trời chiếu sáng không ngừng suốt 4 tháng / Trong Tử Cấm Thành có hàng trăm cái giếng nhưng không ai dám uống nước từ đó, sự thật quá tàn nhẫn
Một trong những loại gỗ quý hiếm và đắt giá nhất trên thế giới là gỗ đàn hương. Loại gỗ này, có nguồn gốc từ Nam Ấn Độ và thuộc chi gỗ đàn hương Santalum, đã tồn tại hàng trăm năm. Gỗ quý hiếm nói trên, được coi là một báu vật thiên nhiên, được sử dụng để tạo ra những mùi hương huyền thoại, có vị trí quan trọng trong các nghi lễ tôn giáo và văn hóa của nhiều dân tộc.
Quá trình thu hoạch và chế tác loại gỗ đắt đỏ nhất nhì thế giới diễn ra trong thời gian dài, trải qua nhiều công đoạn. Sau khi được khai thác, gỗ đàn hương sẽ được đưa về sở lâm nghiệp để tiến hành đấu giá. Tại đây, phần lõi quý giá nhất của cây được gọi là jajpokel sẽ được phân loại riêng. Các nhà máy chế biến có thể lựa chọn mua trực tiếp gỗ lõi đã qua sơ chế hoặc mua nguyên liệu thô là gỗ đàn hương chưa qua xử lý. Tuy nhiên, nếu chọn phương án thứ hai các nhà máy sẽ phải tự mình nghiền nhỏ từng khúc gỗ để tiến hành các công đoạn sản xuất tiếp theo.
Gỗ đàn hương có lõi chảy ra 'vàng lỏng'.
Tại các nhà máy ở Mysore, Ấn Độ, những người thợ lành nghề sẽ dùng sức người và công cụ truyền thống để tỉ mỉ tách bỏ phần dác gỗ không có giá trị, lộ ra phần lõi quý giá bên trong. Quá trình này đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm để không làm hư hại đến phần lõi gỗ. Sau khi tách phần lõi, những mảnh gỗ còn lại sẽ được đưa vào máy nghiền để tạo thành vụn nhỏ. Tuy nhiên, quá trình này chưa thực sự hoàn thiện. Các công nhân sẽ tiếp tục sàng lọc để tìm và tách riêng những mảnh lõi gỗ còn sót lại, đảm bảo không bỏ phí bất kỳ phần nào có giá trị. Cuối cùng, những mảnh gỗ vụn này sẽ được đưa vào một máy nghiền khác để tạo ra bột gỗ mịn.
Sau khi nghiền nhỏ, bột gỗ đàn hương sẽ được chuyển vào thiết bị chưng cất. Quá trình này diễn ra khá lâu, bắt đầu bằng việc bơm hơi nóng vào các bình chứa để chiết xuất tinh dầu. Phần còn lại sau khi chưng cất là bột gỗ vẫn giữ nguyên hương thơm đặc trưng. Chính vì thế, chúng được tận dụng để tạo ra nhang hoặc dhoop - một loại hương truyền thống của Ấn Độ, thường được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.
Công đoạn cuối cùng là tách tinh dầu ra khỏi hỗn hợp. Qua quá trình lọc và tinh chế kỹ lưỡng, những giọt tinh dầu đàn hương nguyên chất sẽ dần được tách riêng. Để có được một thùng tinh dầu 1.000l, một nhà máy ở Ấn Độ phải mất khoảng một tuần làm việc liên tục. Tinh dầu đàn hương sẽ được chuyển đến Karnataka Soap and Detergents Limited (KS&DL) - một trong những nhà sản xuất sản phẩm dầu đàn hương lớn nhất thế giới. Tại đây, nó sẽ được sử dụng làm nguyên liệu chính để sản xuất xà phòng cao cấp. Bên cạnh đó, KS&DL cũng cung cấp tinh dầu đàn hương nguyên chất với giá thành rất cao. Một chai tinh dầu 10g có giá 5.500 rupee (tương đương 1,6 triệu đồng), nghĩa là 1l dầu có giá khoảng 160 triệu đồng.
Đặc trưng nhất của gỗ đàn hương chính là mùi thơm ấm áp, ngọt ngào và lưu lại rất lâu. Hương thơm này có khả năng tạo cho con người cảm giác thư giãn, giảm stress. Ngoài sử dụng làm tinh dầu, đàn hương còn được chế tác thành những món đồ nội thất sang trọng, bền bỉ và mang đậm giá trị thẩm mỹ.
Đến thời điểm này đã có gần 3.000 ha cây đàn hương được trồng tại 45 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Đàn hương là loài cây trồng cho giá trị kinh tế rất cao: vừa là cây gỗ, vừa là cây dược liệu, cung cấp nguyên liệu phục vụ ngành mỹ phẩm cao cấp…
Gỗ đàn hương cũng đã được nhân giống và trồng tại Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cây lớn nhất thế giới nặng 2.800 tấn và 3.500 năm tuổi
Loài vật chịu nhiệt tốt nhất thế giới, dùng dung nham núi lửa làm 'bể bơi', các nhà khoa học cũng khó lý giải nguyên nhân
Tại sao không có cây xanh trong Tử Cấm Thành dù diện tích rất rộng?
Trong 'Tam quốc diễn nghĩa', Lưu Bị dùng kiếm, Quan Vũ dùng đao: Bí mật đằng sau cách chọn vũ khí này là gì?
CLIP: Cảnh săn mồi tàn khốc của rồng Komodo, ngựa hoang phải bỏ mạng trong sự đau đớn
Người phụ nữ ở bộ lạc Phi vì có quá nhiều chàng trai theo đuổi, chồng xin nghỉ việc, suốt ngày ở nhà canh chừng vợ