Hài cốt 3.000 tuổi hé lộ hình phạt kinh hoàng thời Trung Quốc cổ đại
Hài cốt người khổng lồ 1,5 triệu tuổi, chưa rõ loài: lịch sử thay đổi / Bí ẩn hài cốt "người khổng lồ đỏ" trong gò mộ cổ 3.000 năm
Mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Bắc Kinh đã tìm được hài cốt của một phụ nữ trong ngôi mộ cổ nằm gần Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc - địa điểm gắn liền với thời đại nhà Chu.
Kết quả chụp X-quang cho thấy rằng, hài cốt này thuộc về một phụ nữ ở độ tuổi từ 30 - 35 tuổi với bàn chân phải bị cắt cụt.
Sau khi kiểm tra kỹ càng, các chuyên gia đã loại bỏ giả thuyết về việc người phụ nữ này mắc những loại bệnh có thể phải cắt bỏ chân nhưtiểu đường, phong, ung thư bị hoặc bỏng.
Do đó, họ tinrằng đây là một trong những bằng chứng cổ xưa nhất về hình phạt chặt chân của những tù nhân phạm tội thời Trung Quốc cổ đại.
Đáng chú ý, từ những nghiên cứu sinh học, họ còn cho biết, người phụ nữ này vẫn sống sót thêm ít nhất là khoảng 5 năm sau khi hình phạt được thực hiện.
Hình phạt cắt cụt một hoặc cả hai bàn chân là một tập tục được gọi là "Yue" và là một trong 5 hình phạt của Trung Quốc cổ đại - hệ thống trừng phạt hà khắc tồn tại suốt gần 1.000 năm và chấm dứt vào khoảng năm 200 trước Công nguyên.
Trong đó, 5 hình phạt (wuxing) thường bao gồm xăm mình (mo), cắt mũi (yi), chặt chân (yue), tịnh thân (gong), xử tử (dapi).
Theo truyền thuyết, Hoàng đế ở triều đại nhà Hạ (thế kỷ 17 - 15 trước Công nguyên) đã áp dụng những hình phạt này bởi vì đây là những hình phạt phổ biến được sử dụng bởi các bộ lạc Miao.
Trước đó vào năm 1999, hài cốt của một người phụ nữ cụt tay cũng đã được khai quật. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ ở thời điểm bấy giờ đã không nghiên cứu kỹ về vấn đề này mà quan tâm nhiều hơn đến việc tìm kiếm những cổ vật.
Thời gian gần đây, công nghệ phát triển đã giúp các nhà khoa học xác định rõ hơn việc cắt cụt chi được thực hiện như một hình phạt.
Li Nan, một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Bắc Kinh, cho biết những tiến bộ khoa học công nghệ gần đây đã khiến việc nghiên cứu kỹ hài cốt này trở nên đáng giá hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao rắn lại sợ lươn? Hé lộ khả năng đặc biệt của lươn
Để giải quyết những vấn đề 'sinh lý', người xưa đã phát minh ra một căn phòng như vậy, địa vị phụ nữ thấp đến đáng thương
CLIP: Rắn hổ mang kẹt đầu trong lon bia và hành trình giải cứu đầy kịch tính
CLIP: Cảnh tượng kinh ngạc, cóc thoát chết ngoạn mục từ bụng rắn hổ mang
CLIP: Chó Pitbull anh dũng chiến đấu với rắn hổ mang, cứu mạng nhóm trẻ em đang chơi trong vườn
CLIP: Nai sừng tấm dũng cảm chiến đấu bảo vệ con trước bầy sói, kết thúc đầy cảm động