Hài cốt 9.000 năm tiết lộ "lời nguyền" thành phố cổ
Loài cá mập lớn nhất thế giới có thể sống tới 150 tuổi / Những cuộc trở về kỳ bí sau khi bị mất tích cả trăm năm
Nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư nhân chủng học Clark Spencer Larsen (Đại học Bang Ohio, Mỹ) đã vén lên bức màn bí ẩn về một đô thị cổ mang tên Çatalhöyük ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nơi đây từng là một khu định cư nhộn nhịp từ năm 7100 trước Công Nguyên và là thành phố đầu tiên của loài người được biết đến.
Một nhà khảo cổ đang khai quật một mộ phần thuộc thành phố cổ - Ảnh: Scott Haddow
Tuy nhiên, một bi kịch lớn đã bao trùm thành phố, xóa sổ nó sau khoảng 1.000 năm tồn tại. Tất cả bằng chứng về "lời nguyền" lên thành phố cổ được hé lộ qua 742 bộ hài cốt của cư dân ở đây, được chôn cất trong nhiều thời kỳ.
Một bộ hài cốt mang những dấu vết bi kịch - Ảnh: Jason Quinlan
Những dấu tích bi thảm nhất được phát hiện trong 95 bộ xương thuộc về những năm Çatalhöyük bước vào thời hoàng kim. Lúc đó, cư dân tập trung ở đây đông đúc đến nỗi nhà phải xây thật sát nhau, chằng chịt đến mức không thể trổ cửa bình thường. Người dân phải trèo lên một cái thang bắc lên mái rồi mới có thể trượt vào nhà. Ước tính có 8.000 người chen chúc trong thành phố nhỏ bé này.
Có tới 25% trong số 95 bộ xương đó có vết nứt toác ở hộp sọ, cho thấy họ đã bị giết vì một cú đập rất mạnh – có thể là những viên đất sét to.
Hộp sọ một hài cốt bị nứt toác - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Những căn nhà san sát đang được các nhà khảo cổ nghiên cứu - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Chưa kể, 33% trên tổng số 742 bộ hài cốt có dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn. 13% răng phụ nữ và 10% rằng nam giới bị hư hỏng, cho thấy họ đã ăn mất cân đối, quá nhiều ngũ cốc so với các nhóm thực phẩm khác. Điều kiện vệ sinh cực kỳ kém, các bức tường và sàn nhà có dư lượng phân người và động vật rất cao.
Cuộc sống chật chội, đông đúc, nhà cửa quá sát nhau khiến dịch bệnh lây lan. Đây cũng là yếu tố lớn biến Çatalhöyük dần thành một thành phố chết.
Đồ gốm thu thập được trong thành phố cổ - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Kiểm tra xương chân cho thấy những người thuộc về thời kỳ sau của thành phố càng phải đi bộ nhiều hơn, việc tìm kiếm cái ăn ngày một khó khăn.
Tất cả các điều kiện tồi tệ như sự đông đúc, thiếu thốn lương thực, dịch bệnh... đã dẫn đến tình trạng bạo lực trong thành phố. Điều này giải thích cho những bộ hài cốt bị vỡ sọ nêu trên: họ đã giết nhau vì stress, tức giận, vì sinh tồn. Những bi kịch này cứ nối tiếp nhau và ngày một lan rộng như một lời nguyền, cho đến khi đô thị phồn vinh hoàn toàn sụp đổ.
"Çatalhöyük là một trong những cộng đồng đô thị đầu tiên trên thế giới và cư dân đã trải nghiệm những gì xảy ra như khi bạn đưa nhiều người đến một khu vực nhỏ trong thời gian dài. Nó tạo tiền đề cho những điều chúng ta đối mặt hiện nay và cho thấy những thách thức loài người luôn gặp phải trong đời sống đô thị" – giáo sư Larsen nói.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Science.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách