Loài cá mập lớn nhất thế giới có thể sống tới 150 tuổi
Các nhà khoa học đã có thể xác định tuổi của cá mập voi - loài cá mập lớn nhất thế giới - thông qua dữ liệu từ vụ thử bom nguyên tử được thực hiện từ thời Chiến tranh Lạnh.
'Kinh hãi' trước chuyện cá mập tấn công người, cắn lìa cả đôi tay / Mài răng thành hàm cá mập để trông quyến rũ hơn
Theo BBC, cá mập voi là loài vật khổng lồ, di chuyển chậm chạp và khá hiền lành. Chúng thường sống ở khu vực các vùng nước nhiệt đới.
Với chiều dài có thể lên tới 18 mét và cân nặng 20 tấn, độ tuổi của chúng được ước tính từ 60-150 năm vì vậy các nhà khoa học thường gặp khó khăn trong việc xác định độ tuổi chính xác của một cá thể.
Nhưng bằng việc sử dụng các dữ liệu phóng xạ từ các vụ thử hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh, giờ đây các nhà bảo tồn đã tìm ra một phương pháp khả thi giúp loài vật khổng lồ này sống sót.
Cá mập voi, hay còn gọi là cá nhám voi, có thực đơn chủ yếu là các sinh vật phù du, và chúng thường di chuyển một quãng đường dài để kiếm thức ăn.
Khách du lịch rất thích thú khi chạm trán loài vật này vì chúng hiền lành và thường cho phép các thợ lặn bơi song song với mình.
Tuy nhiên chúng cũng được xếp vào danh sách các loài bị đe doạ, do hoạt động đánh bắt quá mức ở Thái Lan và Philippines đã ảnh hưởng đến môi trường sống và khả năng kiếm thức ăn của chúng.
Mặc dù có tuổi thọ kéo dài cả thế kỷ, nhưng các nhà khoa học vẫn biết khá ít về loài động vật này, đặc biệt là việc làm thế nào để biết được độ tuổi chính xác của một cá thể.
Theo giới nghiên cứu, việc xác định độ tuổi của cá nhám voi là điều cơ bản để có thể biết tốc độ tăng trưởng của chúng - thông tin quan trọng để có thể nghiên cứu thêm về loài vật này cũng như bảo tồn chúng trong tương lai.
Tới nay, các nhà khoa học đã cố gắng đếm các đường kẻ đặc trưng trong đốt sống của những con cá mập voi khi chúng chết. Điều này tương tự như các vân gỗ bên trong một thân cây, sẽ tăng lên khi con vật già đi.
Nhưng họ không biết chắc chắn lý do hình thành các đường này, cho tới bây giờ, khi họ phát hiện ra một cách chính xác hơn nhiều để xác định tuổi thật của cá mập voi.
Từ cuối những năm 1940, các nước như Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp và Trung Quốc đã tiến hành các vụ thử bom nguyên tử tại các địa điểm khác nhau trên thế giới.
Những vụ thử này sẽ tạo ra dấu vết trong tự nhiên, thứ được gọi là sự nhân đôi của nguyên tử, hay đồng vị Carbon 14 trong bầu khí quyển.
Theo thời gian, những sinh vật sống trên trái đất sẽ hấp thụ lượng Carbon 14 này. Trong khi tốc độ phân rã của đồng vị Carbon 14 là điều đã được biết - nó sẽ giúp các nhà khoa học xác định tuổi của mọi thứ trên trái đất.
Một sinh vật càng già sẽ càng có ít dấu vết của Carbon 14 trong cơ thể nó.
"Tất cả những loài động vật còn sống khi đó (khi có các vụ thử bom hạt nhân) sẽ hấp thụ một sự tăng vọt Carbon 14 trong các phần cứng của nó", tiến sĩ Mark Meeken từ Viện Hải dương học Australia ở Perth, cho biết.
"Điều đó có nghĩa là chúng ta có một cột mốc để xác định thời gian bên trong các đốt sống, và tìm ra thời gian mà những đồng vị này phân rã", ông Meeken nói thêm.
Một trong những khó khăn của các nhà khoa học là có được mẫu đốt sống của cá mập voi. Họ tìm được xác của 2 cá thể hiện được lưu giữ ở Pakistan và Đài Loan.
Đội đã phân tích mẫu đốt sống từ 2 cá thể này và phát hiện ra rằng cá mập voi thật sự sống rất lâu.
"Tuổi thọ tuyệt đối của những con vật này có thể rất, rất lâu, lên tới 100-150 tuổi", ông Meekan nói.
"Điều này có ý nghĩa rất lớn vì nó cho thấy chúng có thể rất dễ bị tổn thương khi đánh bắt quá mức", tiến sĩ nói thêm.
Các nhà khoa học cho biết kết quả của họ giải thích tại sao số lượng cá mập voi đã sụt giảm mạnh ở những nơi như Thái Lan và Đài Loan - vốn có hoạt động đánh bắt quá mức.
"Loài này không được sinh ra để cho con người khai thác", ông Meekan nói.
Với chiều dài có thể lên tới 18 mét và cân nặng 20 tấn, độ tuổi của chúng được ước tính từ 60-150 năm vì vậy các nhà khoa học thường gặp khó khăn trong việc xác định độ tuổi chính xác của một cá thể.
Nhưng bằng việc sử dụng các dữ liệu phóng xạ từ các vụ thử hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh, giờ đây các nhà bảo tồn đã tìm ra một phương pháp khả thi giúp loài vật khổng lồ này sống sót.
Cá mập voi, hay còn gọi là cá nhám voi, có thực đơn chủ yếu là các sinh vật phù du, và chúng thường di chuyển một quãng đường dài để kiếm thức ăn.
Cá mập voi tuy to lớn nhưng hiền lành và thân thiện với con người. Chúng đang được xếp vào loại "Có nguy cơ Tuyệt chủng" bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Ảnh: Getty.
Khách du lịch rất thích thú khi chạm trán loài vật này vì chúng hiền lành và thường cho phép các thợ lặn bơi song song với mình.
Tuy nhiên chúng cũng được xếp vào danh sách các loài bị đe doạ, do hoạt động đánh bắt quá mức ở Thái Lan và Philippines đã ảnh hưởng đến môi trường sống và khả năng kiếm thức ăn của chúng.
Mặc dù có tuổi thọ kéo dài cả thế kỷ, nhưng các nhà khoa học vẫn biết khá ít về loài động vật này, đặc biệt là việc làm thế nào để biết được độ tuổi chính xác của một cá thể.
Theo giới nghiên cứu, việc xác định độ tuổi của cá nhám voi là điều cơ bản để có thể biết tốc độ tăng trưởng của chúng - thông tin quan trọng để có thể nghiên cứu thêm về loài vật này cũng như bảo tồn chúng trong tương lai.
Tới nay, các nhà khoa học đã cố gắng đếm các đường kẻ đặc trưng trong đốt sống của những con cá mập voi khi chúng chết. Điều này tương tự như các vân gỗ bên trong một thân cây, sẽ tăng lên khi con vật già đi.
Nhưng họ không biết chắc chắn lý do hình thành các đường này, cho tới bây giờ, khi họ phát hiện ra một cách chính xác hơn nhiều để xác định tuổi thật của cá mập voi.
Từ cuối những năm 1940, các nước như Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp và Trung Quốc đã tiến hành các vụ thử bom nguyên tử tại các địa điểm khác nhau trên thế giới.
Những vụ thử này sẽ tạo ra dấu vết trong tự nhiên, thứ được gọi là sự nhân đôi của nguyên tử, hay đồng vị Carbon 14 trong bầu khí quyển.
Theo thời gian, những sinh vật sống trên trái đất sẽ hấp thụ lượng Carbon 14 này. Trong khi tốc độ phân rã của đồng vị Carbon 14 là điều đã được biết - nó sẽ giúp các nhà khoa học xác định tuổi của mọi thứ trên trái đất.
Một sinh vật càng già sẽ càng có ít dấu vết của Carbon 14 trong cơ thể nó.
"Tất cả những loài động vật còn sống khi đó (khi có các vụ thử bom hạt nhân) sẽ hấp thụ một sự tăng vọt Carbon 14 trong các phần cứng của nó", tiến sĩ Mark Meeken từ Viện Hải dương học Australia ở Perth, cho biết.
"Điều đó có nghĩa là chúng ta có một cột mốc để xác định thời gian bên trong các đốt sống, và tìm ra thời gian mà những đồng vị này phân rã", ông Meeken nói thêm.
Một trong những khó khăn của các nhà khoa học là có được mẫu đốt sống của cá mập voi. Họ tìm được xác của 2 cá thể hiện được lưu giữ ở Pakistan và Đài Loan.
Đội đã phân tích mẫu đốt sống từ 2 cá thể này và phát hiện ra rằng cá mập voi thật sự sống rất lâu.
"Tuổi thọ tuyệt đối của những con vật này có thể rất, rất lâu, lên tới 100-150 tuổi", ông Meekan nói.
"Điều này có ý nghĩa rất lớn vì nó cho thấy chúng có thể rất dễ bị tổn thương khi đánh bắt quá mức", tiến sĩ nói thêm.
Các nhà khoa học cho biết kết quả của họ giải thích tại sao số lượng cá mập voi đã sụt giảm mạnh ở những nơi như Thái Lan và Đài Loan - vốn có hoạt động đánh bắt quá mức.
"Loài này không được sinh ra để cho con người khai thác", ông Meekan nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Cầy mangut 'đánh úp' rắn hổ mang và cái kết khiến người xem 'sốc' nặng
Tại sao người xưa lại đun sôi nước khi “sinh con”? Đọc xong bạn sẽ rất khâm phục trí tuệ của người xưa
CLIP: Đang mải mê húc nhau, linh dương impala bị sư tử tóm gọn và cái kết
Dù biết Lưu Bị yếu hơn Tôn Quyền, Tào Tháo rất nhiều, vì sao Gia Cát Lượng lại chọn theo phe nhà Thục Hán?
CLIP: Đi săn trâu rừng, sư tử nhận cái kết 'đắng ngắt'
CLIP: Khỉ chủ động tấn công rắn hổ mang chúa và cái kết bất ngờ
Cột tin quảng cáo