Hai cuộc chiến kinh hoàng nhất trong lịch sử Trung Quốc
Choáng váng với 'tình sử' của người đàn bà dâm loạn nhất trong lịch sử Trung Quốc / CLIP: Chân dung vị công chúa duy nhất trong lịch sử Trung Quốc giết vua cha đoạt vị
Loạn An Sử thời Đường: 8 năm & 36 triệu người thiệt mạng
Loạn An Sử (An Sử chi loạn) là cuộc biến loạn xảy ra vào thời Đường Huyền Tông Lý Long Cơ, kéo dài từ năm 755 đến năm 763, do An Lộc Sơn và Sử Tư Minh cầm đầu. Cả họ An và họ Sử đều xưng là Yên Đế trong thời gian nổi dậy. Đây là một trong những binh loạn lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, đã làm suy yếu gần như hoàn toàn triều đại nhà Đường hơn 200 năm phồn thịnh.
Loạn An Sử thời Đường và Thái Bình Thiên Quốc thời Thanh là hai cuộc chiến khủng khiếp nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Các sử gia Trung Quốc nhìn nhận loạn An Sử là một cuộc phản loạn điển hình, không hề có chút chính nghĩa; kèm theo đó là sự phá hoại ghê gớm. Loạn An Sử được đánh giá là có độ dã man và vô nhân bậc nhất. Loạn An Sử khiến nền kinh tế Trung Quốc đương thời ở phía Bắc bị tàn phá nặng nề. Nhân dân chịu sự cướp bóc của tất cả các lực lượng quân sự đương thời, không chỉ bên Đường, bên Yên mà cả ngoại binh.
Vốn mang bản tính hung hãn của người Hồ, lính kỵ binh và bộ binh Đại Yên tản mát gần như khắp nơi, đánh thành chiếm đất, phá nhà cửa và cướp bóc. Riêng quân Hồi Hột mà nhà Đường mượn sức đánh An - Sử, vì được Đường Túc Tông giao hẹn sẽ cho lấy của cải, nên khi tiến vào Lạc Dương đã thả sức giết người cướp của. Số dân thường bị quân Hồi Hột giết lên tới hàng vạn.
Ngay cả quân đội nhà Đường, nhất là đạo quân Sóc Phương và Thần Sách, trong khi đánh chiếm Lạc Dương, Trịnh châu, Biện châu, Nhữ châu, họ xem đây là nơi "phản quân" chiếm đóng, cũng tùy tiện cướp phá trong 3 tháng, làm cho nhà cửa những nơi này trống trơn, nhân dân trong thành phải dùng giấy làm áo để mặc. Không chỉ khi thắng trận, ngay cả khi thua ở Nghiệp Thành, quân triều đình trên đường rút chạy cũng thừa cơ cướp của dân.
An Lộc Sơn – Sử Tử Minh: hai thủ lĩnh của An Sử chi Loạn.
Những trận cướp bóc của cải của quân Đại Yên, quân Đường và quân Hồi Hột đều kèm theo giết chóc. Nhân dân không chỉ chết vì đi lính và lao dịch cho các chính quyền tranh chấp mà còn là nạn nhân của những lần "thắng trận, bại trận" của các bên. Khu vực chịu tổn thất nhiều nhất là phía bắc, thuộc lưu vực sông Hoàng Hà. Bốn khu vực bị phá hoại nặng nề nhất trong cuộc chiến là Lạc Dương, Trường An, Biện châu và Trịnh châu.
Lạc Dương sau cuộc chiến được mô tả như sau: "Cung điện đều bị thiêu trụi, mười chỉ còn lại 1… dân số chỉ còn lại khoảng 1000 hộ, đường đi đầy cỏ gai, tiếng sài lang tru ghê rợn. Nếu đi tiếp 1000 dặm về phía đông, thì không còn thấy bóng người cũng như khói nấu cơm nữa, hoàn toàn là cảnh tiêu điều…". Còn khung cảnh kinh đô Trường An sau cuộc chiến: Xóm làng vắng ngắt, trăm nhà không còn được một.
Có tới 70% địa phương trong cả nước bị giảm hộ khẩu đến 90%, điển hình là Dịch châu tại Hà Bắc vốn có 44.200 hộ trước loạn, sau chỉ còn 569 hộ (1,2%). Thời Đường Huyền Tông, số phủ châu có 10 vạn hộ trở lên là 10, sau loạn An Sử chỉ còn 2 châu phủ là Kinh Triệu và Thái Nguyên. Phần lớn dân cư phương bắc ly tán, nhà cửa bị đốt phá, không còn người ở, xương trắng đầy đồng, hàng ngàn dặm tiêu điều. Nhiều người dân còn sống sót cũng phải bỏ nhà cửa quê hương ra đi, nhiều người chết trên đường tha hương.
Loạn An Sử kéo dài trong 8 năm đã “xóa sổ” hơn 2/3 dân số Trung Quốc thời Đường.
Trước loạn An Sử, triều đình nhà Đường thống kê toàn quốc năm 755 được 8,9 triệu hộ với dân số 52,9 triệu người. Sau chiến loạn dân số còn khoảng 16,9 triệu người và 2,9 triệu hộ. Mức độ tổn hại nhân lực vô cùng lớn (36 triệu người chết) khiến dân số Trung Quốc chỉ còn khoảng 1/3 so với trước cuộc chiến. Loạn An Sử diễn ra trong chưa đầy 1 thập kỉ nhưng ảnh hưởng với vương triều Đường và xã hội Trung Quốc còn kéo dài rất nhiều năm sau. Loạn An Sử thực tế đã vạch đôi hai thời kỳ lớn của nhà Đường, để lại hậu quả lớn lao trong lịch sử Trung Quốc.
Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc thời Thanh: 15 năm & 50 triệu người chết
Thái Bình Thiên Quốc(1851–1864) là một nhà nước tronglịch sử Trung Quốcđược hình thành từ cuộc nổi dậy của nông dân doHồng Tú Toàncầm đầu vào giữathế kỷ 19. Lịch sử phát triển - suy vong Thái Bình Thiên Quốc gắn liền với cuộc đấu tranh của người dânTrung Quốcchống lại sự cai trị củanhà Thanhvà sự xâm lăng của các thế lựcphương Tây.
Năm 1843,Hồng Tú Toàn, một nho sĩ bất mãn với xã hội phong kiến, lấy những lý luận cơ bản về quan điểm bình đẳng củaThiên Chúa giáolàm gốc, sáng lập đạo "Bái Thượng đế" để tập hợp người dân chống lại chính quyền. Ông tự nhận mình người được Thượng đế phong Vương cử xuống trầnthế thiên hành đạo, giúp người dân chống lại Thanh triều.
Hồng Tú Toàn – lãnh tụ khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên Quốc.
Năm 1847 – 1848, hai tỉnhLưỡng-Quảngbị nạn đói, giặc cướp khắp nơi, Hồng Tú Toàn hợp cùng một nhóm bạn đồng học đồng hương nhưDương Tú Thanh,Tiêu Triều Quý,Thạch Đạt Khaidấy binh nổi dậy ở Kim Điền -Quảng Tây, với khẩu hiệu"Phản Thanh, diệt tham ô tàn bạo, khôi phục lại nhà Minh". Quân nổi dậy được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân nghèo, chỉ trong một thời gian ngắn đã lên tới hàng trăm vạn người.
Thế lực của quân Hồng Tú Toàn rất mạnh, chưa đầy nửa năm đã chiếm được hơn 16 tỉnh, 600 thị trấn..., làm triều đình nhà Thanh lung lay đến tận gốc rễ. Tháng 3 năm 1853, quân nổi dậy chiếm được thành phố quan trọng phía nam của Mãn Thanh làNam Kinh. Hồng Tú Toàn quyết định đổi tên thành phố thành Thiên Kinh và lấy đó làm thủ đô của Thái Bình Thiên Quốc.
Vào thời điểm cực thịnh, lãnh thổ Thái Bình Thiên Quốc bao trùm hầu hết miền trung và miền nam Trung Quốc. Tuy nhiên Thái Bình Thiên Quốc không nắm được bất kì một cảng biển quan trọng nào của vùng duyên hải. Chính điều này đã phần nào đưa chính quyền Thiên Quốc vào tình trạng bị cô lập và không có các quan hệ thương mại với bên ngoài.
Các cuộc chiến tranh giữa Thái Bình Quốc và nhà Thanh tước đi sinh mạng của hơn 50 triệu người.
Sau các chiến thắng trước triều đình Mãn Thanh, theo các sử gia, Hồng Tú Toàn và các tướng lĩnh của Thái Bình Thiên Quốc đã có một quyết định sai lầm chiến lược khi không tiếp tục các chiến dịch quân sự mạnh mẽ chống lại triều đình Mãn Thanh, mà rút về xây dựng bộ máy quản lý tại các vùng đã chiếm được. Chính sai lầm về chiến lược phát triển này đã cho phépnhà Thanhcó thời gian khôi phục lại lực lượng để phòng thủ và sau đó là phản công lại Thái Bình Thiên Quốc.
Cuộc chiến giữa Thái Bình Thiên Quốc và nhà Mãn Thanh kéo dài dai dẳng trong hơn một thập kỉ. Lực lượng quân sự của nhà Thanh với các vũ khí tiên tiến từ các nước phương Tây đã dần chiếm ưu thế. Cùng trong thời gian đó nội bộ lãnh đạo Thái Bình Thiên Quốc cũng bắt đầu có mâu thuẫn, xung đột tranh giành quyền lực. Bản thân bộ máy quản lý nhà nước của Thái Bình Thiên Quốc cũng không được vận hành tốt do thiếu nhân lực có trình độ, dẫn tới việc nhà nước thực chất chỉ quản lý được các đô thị trên những vùng lãnh thổ mà họ kiểm soát.
Trong sức ép của chiến tranh và sự quản lý nhà nước yếu kém, Thái Bình Thiên Quốc dần dần suy tàn. Năm 1864,Tăng Quốc PhiênvàLý Hồng Chươngchỉ huy quân Thanh chiếm lại thủ đô Thiên Kinh của Thái Bình Thiên Quốc. Hồng Tú Toàn tự tử, quân đội và chính quyền của Thái Bình Thiên Quốc tan rã, chấm dứt 15 năm tồn tại của một nhà nước độc lập trong lòng Trung Hoa.
Cuộc chiến tranh giữa Thái Bình Thiên Quốc và các thế lực đối kháng được coi là một trong những cuộc chiến khốc liệt nhất lịch sử Trung Quốc. Theo thống kê không chính thức nó đã tước đi sinh mạng của hơn 50 triệu người, bao gồm thường dân và quan quân. Dân số Trung Quốc thời Thanh vào năm 1850 – tức 1 năm trước giai đoạn Thái Bình Thiên Quốc là 430 triệu. Sau cuộc chiến chống lại Thái Bình Thiên Quốc, nhà Thanh đã kiệt quệ và đành phải chứng kiến các nước phương Tây xâm chiếm những vùng đất duyên hải, áp đặt các đặc quyền thương mại trên đất Trung Hoa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm