Hãi hùng trước "quái thú" 193 triệu tuổi da đầy gai, xương đầy đinh tán
Hé lộ chân dung võ tướng mà Gia Cát Lượng tán dương nhất nhưng chưa 1 lần xuất hiện trong Tam Quốc diễn nghĩa / Nghĩa trang mafia độc đáo ở Nga
Quái thú được đặt trên khoa học là Scelidosaurusus harrisonii, là một con "khủng long bọc thép" 193 triệu tuổi, tức giai đoạn đầu của lỷ Jura.
Bộ xương gần như hoàn chỉnh của nó đã được phát hiện hơn 160 năm trước tại Anh, trên một bờ biển phía Nam Doset, một "thánh địa quái thú" nổi tiếng thế giới. 2 bài báo khoa học năm 1859 và 1860 lần đầu tiên mô tả con vật, nhưng chỉ mới là nghiên cứu sơ lược.
Hình ảnh tái hiện "quái thú" kỷ Jura là tổ tiên của các loài giáp long nổi tiếng kỷ Phấn Trắng - Ảnh đồ họa từ nhóm nghiên cứu.
Trong vòng 3 năm qua, nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi tiến sĩ cổ sinh vật học David Norman của Đại học Cambridge (Anh) đã thu thập các nghiên cứu thế kỷ 19, 20 và tìm cách tái sinh "quái thú". Cuối cùng con vật được xác định, là một loài khủng long hoàn toàn mới.
Nó sở hữu bộ xương chưa từng thấy ở bất kỳ loài khủng long nào trước đây: hộp sọ có sừng ở rìa sau, xương sọ được bao phủ bởi sừng cứng thay vì da như các loài khác, xương sống thì cũng tua tủa những kết cấu như đinh tán!
Để thêm phần hãi hùng, "quái thú" còn sở hữu bộ da nhiều gai hơi bất kỳ con khủng long có gai nào khác, bao phủ từ đầu đến hết chiếc đuôi dài. Nó rất có thể là tổ tiên của Ankylosaurus, một chi "giáp long" nổi tiếng sống vào cuối kỷ Phấn Trắng, được tìm thấy nhiều nhất ở miền Tây của Bắc Mỹ.
Theo tiến sĩ Norman, "quái thú" thách thức khoa học 1,6 thế kỷ nói trên rất quan trọng trong cây gia phả của loài khủng long cũng như ngành cổ sinh vật học, cung cấp rất nhiều hiểu biết mới về khủng long sơ khai và các mối quan hệ cơ bản của chúng. Như các nghiên cứu trước đây, cuối kỷ Tam Điệp, đầu kỷ Jura là giai đoạn sơ khai của khủng long. Chúng chỉ thực sự bước vào thời hoàng kim vào kỷ Phấn Trắng sau đó, nhưng rất tiếc đã bị thiên thạch làm tuyệt chủng vào ngay giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Zoological Journal of the Linnean Society of London.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng