Hai làng 'sát vách' trăm năm trai gái không lấy nhau
Phát hiện thêm một “bể bơi tự nhiên” ở Việt Nam, đẹp không khác gì châu Âu / Bò tót nặng 2 tạ bị lâm tặc hạ sát dã man trong Vườn quốc gia Cát Tiên
Những người cao tuổi của làng cũng khẳng định, không biết tục lệ có tự bao giờ nhưng họ chưa từng chứng kiến đám cưới nào giữa người của hai thôn. Không chỉ vậy, Đông Lâm và Nga Trại còn có một mối giao tình rất đặc biệt.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hải, nguyên cán bộ phụ trách văn hóa xã Hương Lâm, chia sẻ, có tục lệ đặc biệt trên là do hai thôn kết nghĩa anh em từ hàng trăm năm nay.
“Quan niệm của người làng cho rằng, đã là anh, em thì chỉ có gắn kết, tương trợ và yêu thương như người ruột thịt chứ không thể kết hôn”, bà Hải khẳng định.
Việc kết nghĩa giữa hai thôn xuất phát từ những ân tình trong quá khứ. Thôn Đông Lâm và Nga Trại nằm cạnh nhau. Kinh tế hai làng đều dựa vào nông nghiệp. Trong quá trình làm ăn, sinh sống, hai bên đã giúp đỡ, hỗ trợ nhau.
Người làng kể lại, thôn Đông Lâm từng đưa trâu để giúp dân làng Nga Trại cày bừa cho kịp thời vụ. Ngược lại người dân Nga Trại cũng sang cấy lúa giúp thôn Đông Lâm.
“Không chỉ trong việc làm ăn, 2 làng còn hỗ trợ nhau trong việc chung của làng như tu sửa lại đình, chùa… bằng tiền của và sức người. Cảm động trước những việc ân nghĩa ấy, người dân hai thôn đã kết chạ (kết nghĩa), nhận nhau là anh em”, bà Hải nhấn mạnh.
Từ khi kết nghĩa anh em, họ càng thân thiết hơn với các quy định như: Không mâu thuẫn, xích mích, không kết hôn cùng nhau.
Bà Ngô Thị Giá (64 tuổi, thôn Đông Lâm) cho biết, dù kết nghĩa anh em nhưng hai làng không phân biệt đâu là làng anh, đâu là làng em. Tức người của làng này gọi người kia là anh (chị) và xưng em một cách trân trọng, không màng đến tuổi tác.
“Chúng tôi cũng không xưng mày, tao bao giờ và giữa hai làng cũng chưa bao giờ có xích mích, mâu thuẫn. Nếu thanh niên của Đông Lâm và Nga Trại có lời ăn tiếng nói, hay hành vi cư xử chưa phù hợp với nhau thì sau đó buộc phải mua buồng cau đến xin lỗi”, bà Giá chia sẻ.
Câu chuyện diễn ra từ lâu đời, được truyền qua nhiều thế hệ. Bởi vậy, ngay từ bé, những người con của hai thôn đều ý thức được điều này. Họ thường xuyên giúp đỡ những người ở thôn bên cạnh và đến tuổi dựng vợ gả chồng, họ cũng không tìm hiểu nhau, yêu nhau.
Hai thôn cũng thể hiện tình cảm thân thiết bằng việc đón nhau lên chung hội vào ngày mùng 6 Tết và 10/9 âm lịch hàng năm. Những ngày này, dân hai làng tham gia rất đông.
Bên khách cử ra đại diện các cụ, thanh niên, chính quyền thôn và nhất thiết phải có cụ quan đám (người trông coi đình làng) mang theo hương, cau trầu… đến biếu chủ nhà.
Ngược lại, chủ nhà cũng cử thành phần tương tự ra tận cổng làng đón người vào đình cúng tế. Năm nay, Đông Lâm mời thôn Nga Trại lên thôn mình dự lễ thì lần sau Nga Trại lại mời Đông Lâm xuống dự lễ.
Đại diện lãnh đạo xã Hương Lâm khẳng định, chính quyền địa phương không có bất kỳ hình thức gì tác động hay cấm đoán việc kết hôn. Tất cả đều do mối giao tình giữa hai thôn đã có từ lâu đời.
Bà Thanh Hải cũng cho biết thêm, hai thôn Đông Trại và Nga Lâm có khoảng 5 nghìn nhân khẩu. Việc kết nghĩa trên đã tạo ra sự đoàn kết, tương trợ đáng quý, giúp tình hình an ninh, trật tự giữa các thôn luôn ổn định. Cụ thể, nhiều năm nay, dù cạnh nhau nhưng giữa người dân hai bên chưa bao giờ xảy ra mâu thuẫn, to tiếng.
Ngoài ra, ở xã Hương Lâm cũng có 2 thôn khác là Hương Câu và Phúc Ninh cũng kết nghĩa anh em và không có chuyện kết hôn giữa trai gái hai làng với nhau.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?