Khám phá

Hai tên đệm phổ biến nhất ở Việt Nam: 100% người Việt đều biết nhưng chưa chắc hiểu ý nghĩa

Tên đệm là gì? Hiểu theo một cách đơn giản đó là chữ lót được đặt giữa họ và tên. Mục đích của nó là nhấn mạnh, làm rõ nghĩa cho tên. Ngoài ra, tên đệm còn được gửi gắm những ý nghĩa mà người đặt muốn. Cấu trúc họ tên ở Việt Nam thường sẽ là: Họ - Tên đệm – Tên chính.

Dòng họ có nhiều quận công nhất Việt Nam / Đội thủy quân độc nhất vô nhị của Việt Nam khiến giặc sợ ‘vỡ mật’, được danh tướng hàng đầu chỉ huy

ten-dem-pho-bien-2-1690512722.jpg

Ảnh minh họa

Việc đặt tên đệm ở Việt Nam hiện nay vẫn còn ảnh hưởng nhiều bởi những tục lệ xưa. Đó là các những tên quen thuộc như: Văn, Thị, Ngọc, Đình, Xuân, Tiến, Thành… Tùy theo giới tính sẽ có tên đệm phù hợp. Chẳng hạn nam giới thường sẽ là Văn, Đình, Thành, Tiến… Trong khi đó nữ giới là Thị, Ngọc, Thu… Cũng có một số tên đệm trung tính như Ngọc, Duy, Xuân…

Pháp luật không gò bó việc đặt tên đệm phải theo nguyên tắc, nhưng nhìn chung hầu hết đều chọn tên có ý nghĩa, phù hợp giới tính, theo truyền thống gia đình. Một số trường hợp sẽ lấy họ của mẹ làm tên đệm của con.

ten-dem-pho-bien-3-1690512722.jpg

Tại Việt Nam, 2 tên đệm phổ biến nhất là Văn và Thị. Văn thường được dùng cho con trai, Thị thường được dùng cho con gái. Người Việt vẫn thường có câu: "Nam Văn nữ Thị" cũng vì quan niệm này. Vậy ý nghĩa của 2 từ này là gì?

Đầu tiên phải kể đến từ Văn. Trước đây, chỉ có nam giới mới được đi học, đi thi. Chữ Văn trong tên của họ mang nghĩa là người có đi học, người có chữ nghĩa.

Còn về chữ Thị, nó bắt đầu xuất hiện sau thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 1. Thị là một từ Hán Việt, dùng để chỉ phụ nữ.

 

ten-dem-pho-bien-4-1690512722.jpg

Ngày nay, các bậc cha mẹ dần không còn ưa chuộng tên đệm Văn, Thị nữa, thay vào đó là chọn cho con mình cái tên thật đặc biệt, độc lạ. Có một số hình thức đặt tên đệm nổi bật như sau:

Tên đệm đứng độc lập: Là tên đệm thông thường, không phối được với họ hay tên chính để làm từ ghép. (ví dụ: Trần Văn Toản, Nguyễn Văn Tuấn, Võ Văn Đạt).

Tên đệm phối hợp với tên chính: Tên chính và tên đệm khi ghép lại với nhau sẽ thành từ kép có nghĩa. (ví dụ: Phan Thiện Nhân, Nguyễn Thành Đạt, Trương Mỹ Nhân).

Tên đệm phối hợp với họ: Họ và tên đệm khi ghép lại với nhau sẽ thành cụm từ có ý nghĩa tốt đẹp. (ví dụ: Hoàng Kim Sơn, Thái Dương Nga).

Tên đệm có 2 chữ, 1 đứng độc lập, 1 phối hợp với tên chính. (ví dụ: Nguyễn Trần Duy Nhất, Trương Thị Ngọc Mai, Phan Anh Như Ngọc).

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm