Khám phá

Hai trận hải chiến 'khủng khiếp' nhất lịch sử cổ đại

Trận Salamis và Xích Bích là hai trận hải chiến khủng khiếp nhất thời cổ đại ở phương Tây và phương Đông.

Bí ẩn "xuyên không" kỳ lạ của viên ngọc 3.500 năm tuổi, thách thức trí tuệ nhà khoa học / Biết người Hy Lạp cổ sống "quái dị" thế này, bạn sẽ thầm cảm ơn vì đang tồn tại ở thế kỷ 21

1. Trận Salamis - Ba Tư xâm lược Hy Lạp

Trận Salamis

Bối cảnh


Ba Tư muốn chiếm cả Hy Lạp

Ba Tư muốn chiếm cả Hy Lạp

Trong các năm 499 - 494 TCN, các thành bang Hy Lạp cổ đại (lúc này là chư hầu của Ba Tư) như Athena và Eretria, mặc dù đều ủng hộ cuộc khởi nghĩa chống lại Darius I của Ba Tư của người Ionia nhưng đều chịu thất bại về sau

Vua Darius I của Ba Tư là người tàn bạo và muốn dùng vũ lực chế ngự với những nước chống đối cứng đầu như Hy Lạp.


Vua Ba Tư hung bạo muốn bành trướng thế lực

Vua Ba Tư hung bạo muốn bành trướng thế lực

 

Vào năm 491 TCN, Darius gửi sứ giả đến tất cả các thành bang Hy Lạp, đòi hỏi mọi nơi phải lấy "đất và nước" làm lễ vật cống nạp cho ông ta.


Quân Ba Tư vượt trội

Quân Ba Tư vượt trội

Chứng kiến sức mạnh của ông ta năm trước, phần lớn các thành bang Hy Lạp phải làm theo.

Tuy nhiên, tại Athena, các sứ giả của Ba Tư đã bị xử tử, còn tại Sparta họ đã bị đá xuống giếng. Điều đó có nghĩa là xứ Sparta đã sẵn sàng cho một cuộc chiến với Ba Tư

Thời gian địa điểm

 


Địa điểm diên ra trận hải chiến

Địa điểm diên ra trận hải chiến

Trận Salamis là một trận hải chiến giữa các thành bang Hy Lạp và đế quốc Ba Tư vào năm 480 TCN ở một eo biển giữa Piraeus và đảo Salamis, một hòn đảo ở vịnh Sarongần Athena.

Trận đánh đánh dấu đỉnh điểm của cuộc xâm lược Hy Lạp lần thứ hai của Đế quốc Ba Tư vừa mới bắt đầu vào mùa xuân năm đó.


Trận hải chiến lớn này có ý nghĩa lớn với lịch sử Hy Lạp Cổ đại

Trận hải chiến lớn này có ý nghĩa lớn với lịch sử Hy Lạp Cổ đại

Diễn biến chính

 


Người Athena cũng đã bắt đầu ráo riết chuẩn bị chiến tranh với người Ba Tư

Người Athena cũng đã bắt đầu ráo riết chuẩn bị chiến tranh với người Ba Tư

Người Athena cũng đã bắt đầu ráo riết chuẩn bị chiến tranh với người Ba Tư kể từ giữa những năm 482 - 480 TCN. Dưới sự lãnh đạo của nhà chính trị gia Themistocles, Athena đã đóng một hạm đội tàu Trireme lớn.

Những phe ủng hộ hai xứ này bắt đầu kết hợp lại dưới sự lãnh đạo của Athena và Sparta.

Một hội nghị của các thành bang đã được tổ chức tại Corinth vào cuối mùa thu năm 481 TCN và một Liên minh các thang bang Hy Lạp đã được thành lập.


Trận đánh quyết định cuối cùng

Trận đánh quyết định cuối cùng

 

Sau những trận thua tại trận Thermoplylae và Artemisium, Đồng minh đã tập hợp lại cho một trận chiến quyết định cuối cùng.


Bị trúng kế của Themistocles, hải quân Ba Tư đã tiến vào eo biển Salamis

Bị trúng kế của Themistocles, hải quân Ba Tư đã tiến vào eo biển Salamis

Bị trúng kế của Themistocles, hải quân Ba Tư đã tiến vào eo biển Salamis và đã cố gắng để chặn cả hai lối vào.

Trong điều kiện chật chội ở một eo biển hẹp, hạm đội khổng lồ của Ba Tư đánh mất hết tác dụng, các tàu đánh mật sự cơ động và trở nên vô tổ chức.

Nắm bắt cơ hội, hạm đội Hy Lạp đã dàn thành hàng ngang và cuối cùng đã giành được một chiến thắng quyết định.

 

Một năm sau, phần còn lại của quân đội Ba Tư đã bị đánh bại tại trận Plataea và hải quân Ba Tư bị tiêu diệt trong trận Mycale. Sau đó, người Ba Tư đã từ bỏ ý định chinh phục phần lục địa của Hy Lạp.

Ý nghĩa


Chiến thắng Ba Tư sẽ làm đảo lộn sự phát triển của thế giới Hy Lạp cổ đại

Chiến thắng Ba Tư sẽ làm đảo lộn sự phát triển của thế giới Hy Lạp cổ đại

Một số sử gia cho rằng một chiến thắng Ba Tư sẽ làm đảo lộn sự phát triển của thế giới Hy Lạp cổ đại và có thể tới cả nền văn minh phương Tây.

Điều này đã khiến họ tuyên bố rằng Salamis là một trong những trận đánh quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại.

 

2. Xích Bích Đại Chiến


Xích Bích Đại Chiến

Xích Bích Đại Chiến

Bối cảnh

Từ cuối thế kỷ 2, triều đình nhà Đông Hán suy yếu, vua cuối cùng nhà Đông Hán là Hán Hiến Đế tuy ngồi trên ngai vàng tới 31 năm nhưng thực chất không có quyền lực mà đều do thừa tướng Tào Tháo thâu tóm.


Lưu Bị phải nương tựa Lưu Biểu

Lưu Bị phải nương tựa Lưu Biểu

 

Sau chiến dịch đánh bại bộ tộc Ô Hoàn vào năm 207 để ổn định hoàn toàn biên giới phía Bắc, Tào Tháo bắt đầu chuẩn bị lực lượng để đánh dẹp nốt các chư hầu còn lại ở phía Nam bao gồm:

Lưu Biểu (Lúc này Lưu Bị đang nương nhờ tại đây) và Tôn Quyền.

Thời gian địa điểm

 


Trận đánh diễn ra vào mùa Đông năm Kiến An thứ 13

Trận đánh diễn ra vào mùa Đông năm Kiến An thứ 13

Trận đánh diễn ra vào mùa Đông năm Kiến An thứ 13 (tức năm 208) giữa liên quân Tôn Quyền - Lưu Bị với quân đội lấy danh nghĩa triều đình của Tào Tháo

 

Phần lớn các học giả cho rằng Xích Bích nằm ở đâu đó trên bờ nam Trường Giang giữa Tây Nam Vũ Hán ngày nay và Đông Bắc Ba Khâu (nay là thành phố Nhạc Dương)

Diễn biến chính

 

a. Đánh Lưu Biểu thuận lợi


Quân Tào Tháo áp đảo về lực lượng

Quân Tào Tháo áp đảo về lực lượng

Tháng 7 âm lịch năm 208, Tào Tháo dẫn đại quân nam tiến.

 

Bước đầu chiến dịch bình định phía Nam của Tào Tháo trở nên dễ dàng khi Lưu Biểu trở nên đau ốm còn quân đội Kinh Châu dưới quyền ông ta thì mệt mỏi sau những xung đột với lực lượng của Tôn Quyền.


Tham vọng bình nam của Tào Tháo

Tham vọng bình nam của Tào Tháo

Thêm vào đó là sự tranh giành quyền thừa kế của hai con trai Lưu Biểu là Lưu Kỳ và Lưu Tông, Tào Tháo lập tức chớp lấy cơ hội tấn công Kinh Châu.

Tào đạt được mục tiêu đầu tiên chiếm Kinh Châu đồng thời tăng cường được một lực lượng thủy quân mạnh và giàu kinh nghiệm chiến đấu ở Kinh Châu.


Liên minh Lưu- Tôn

Liên minh Lưu - Tôn

 

Lưu Bị một lần nữa phải chạy nạn xuống phía Nam cầu cứu Tôn Quyền và lập liên minh Tôn - Lưu.

b. Đánh Tôn Quyền - Xích Bích Đại Chiến

Tào Tháo gửi thư khuyên Tôn Quyền đầu hàng, nhưng Tôn Quyền đã nghiêng về phe chủ chiến, ông cử Chu Du, Trình Phổ cùng Lỗ Túc dẫn 30.000 binh mã ra mặt trận, liên minh với Lưu Bị chống quân Tào.

Xích Bích 1: Quân Tào rút chạy về Ô Lâm


Trận đánh đầu tiên

Trận đánh đầu tiên

 

Thủy quân Tôn - Lưu ngược dòng Trường Giang từ Hán Khẩu - Phàn Khẩu tới Xích Bích, tại đây họ chạm trán với tiền quân của Tào Tháo.


Quân Tào gặp bất lợi

Quân Tào gặp bất lợi

Vốn bị hành hạ bởi bệnh dịch và sự suy giảm về tinh thần cũng như sức chiến đấu do cuộc hành quân kéo dài từ Bắc xuống Nam.

Quân Tào không thể giành được lợi thế trong những trận giao tranh nhỏ ban đầu và buộc phải lui về đóng quân ở Ô Lâm.

Xích Bích 2: Khổ Nhục Kế

 

Để giảm sự tròng trành của thuyền chiến (làm quân Tào vốn không quen với thủy chiến thường xuyên rơi vào trạng thái say sóng), Tào Tháo ra lệnh dùng xích sắt nối nhiều thuyền lại với nhau.
Để giảm sự tròng trành của thuyền chiến (làm quân Tào vốn không quen với thủy chiến thường xuyên rơi vào trạng thái say sóng), Tào Tháo ra lệnh dùng xích sắt nối nhiều thuyền lại với nhau.

Hoàng Cái dùng khổ nhục kế giả vờ đầu hàng Tào nhằm nhân thời cơ dùng hỏa kế thiêu rụi những chiến thuyền đang bị buộc bào nhau.

Khi đội "hàng binh" của Hoàng Cái đến giữa sông thì các hỏa thuyền bắt đầu được châm lửa và chúng theo gió Đông Nam lao thẳng vào hạm đội của Tào.

Trong điều kiện gió lớn và bị xích vào nhau, các thuyền chiến của Tào Tháo nhanh chóng bắt lửa khiến một số lớn binh mã chết cháy trên thuyền hoặc chết đuối dưới sông.
Trong điều kiện gió lớn và bị xích vào nhau, các thuyền chiến của Tào Tháo nhanh chóng bắt lửa khiến một số lớn binh mã chết cháy trên thuyền hoặc chết đuối dưới sông.

Trong lúc quân Tào đang hoảng hốt vì đám cháy thì liên quân Tôn - Lưu do Chu Du dẫn đầu đã chiếm lĩnh trận địa và chia cắt lực lượng của Tào Tháo, buộc ông ta phải ra lệnh rút lui sau khi phá hủy một phần số thuyền chiến còn lạ.

Xích Bích 3: Quân Tào đại bại


Hỏa chiến

Hỏa chiến

 

Tào Tháo cùng bại binh rút lui về phía đường cái Hoa Dung dưới sự giúp đỡ của Tào Nhân nhằm tránh liên minh Lưu - Tôn truy quét. Quân Tào đại bại!


Liên quân Lưu- Tôn truy quét bại binh Tào Tháo

Liên quân Lưu - Tôn truy quét bại binh Tào Tháo

Ý nghĩa

Trận hải chiến là một trận đánh lớn cuối thời Đông Hán có tính chất quyết định đến cục diện chia ba thời Tam Quốc.


Khổng Minh du thuyết là câu chuyện nổi tiếng trong Tam Quốc Chí của La Quán Trung.

Khổng Minh du thuyết là câu chuyện nổi tiếng trong Tam Quốc Chí của La Quán Trung.

 

Chiến thắng này đã góp phần củng cố vị trí cho hai chư hầu Tôn Quyền, Lưu Bị ở hai bờ Trường Giang đồng thời ngăn cản việc Tào Tháo mở rộng phạm vi quyền lực xuống phía Nam Trung Hoa, tạo cơ sở cho sự hình thành hai nước Thục Hán và Đông Ngô.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm