Hai vị hoàng đế được ngợi ca đã khai sinh ra nền văn minh Trung Hoa là ai?
Yêu quái biết điều nhất Tây Du Ký, chỉ vì một sai lầm mà phải chịu kết cục bi thương / Tại sao một người chết từng phải đợi 3 ngày trước khi được chôn cất? Đây không phải là mê tín mà hoàn toàn là khoa học
Ở Zhengzhou, Trung Quốc, có một minh chứng hoành tráng về thời cổ đại: Một tác phẩm điêu khắc gương mặt của hai nhân vật huyền thoại trong truyền thuyết Trung Quốc - Yandi và Huangdi - cao 106 mét (348 ft). Họ được ngợi ca là những người khai sinh ra nền văn minh Trung Hoa và hai bức tượng đá của hai người đóng vai trò là biểu tượng lâu dài của thời đại thần thoại đã định hình nên bối cảnh chính trị và kinh tế của Trung Quốc.Di sản của hai nhà cai trị vĩ đại này vẫn tồn tại đến tận ngày nay
"Viêm Đế" YandiTừ bao lâu nay, người ra vẫn luôn tranh luận rằng liệu Yandi có phải là Thần Nông (3220 TCN—3080 TCN) - người được cho là đã tạo ra xã hội nông nghiệp ở Trung Quốc cổ đại - hay không. Nguyên nhân là vì cả Yandi và Thần Nông đều được gọi bằng danh hiệu "Viêm Đế".
Tuy nhiên, có một giải thuyết cho rằng có nhiều hơn một vị Viêm Đế, trong đó Viêm Đế đầu tiên là Thần Nông, sau đó Yandi kế vị và trở thành Viêm Đế thứ 2. Vì thất bại dưới tay Huangyi nên không còn ai tiếp nối ngôi vị Viêm Đế kia nữa.
Được biết, trận Phản Tuyền - trận đánh giữa Yandi và Huangdi - là trận chiến đầu tiên được lịch sử Trung Quốc ghi nhận trong Sử ký của Tư Mã Thiên. Đây có thể chỉ là trận thứ ba trong chuỗi ba trận chiến giữa hai thế lực này. Kết quả, Yandi thua trận và giao quyền lãnh đạo cho Huangdi.
Hiên Viên Hoàng đế Huangdi: Thủy tổ của mọi người HánHoàng Đế (Huangdi) thường được coi là một trong Tam Hoàng hoặc Ngũ Đế. Huyền sử Trung Quốc cho rằng ông trị vì trong khoảng 2698 TCN đến 2599 TCN, được coi là cha đẻ của nền văn minh Trung Hoa và là thủy tổ của mọi người Hán.
Không giống như Yandi, Huangdi được coi là một nhân vật lịch sử hơn là một nhân vật thần thoại.Trong các ghi chép truyền thống của Trung Quốc, Huangdi được cho là người đã cải thiện sinh kế của những thợ săn du mục trong bộ tộc của mình. Ông dạy họ cách xây dựng nơi trú ẩn, thuần hóa động vật hoang dã và trồng ngũ cốc (đậu nành, lúa mì, kê, cây gai dầu, gạo). Tuy nhiên, một số nguồn khác lại cho rằng Thần Nông mới là người dạy dân Trung Quốc cổ đại cách làm nông nghiệp.
Huangdi cũng được ghi nhận là người đã phát minh ra một số loại xe đẩy, thuyền, lịch hiện đại, thiên văn học, toán học, hệ thống chữ viết Trung Quốc, nhuộm quần áo và dệt lụa, thậm chí là cả môn thể thao là phiên bản nguyên thủy của bóng đá.
Truyền thuyết kể rằng ông sống ở thế kỷ 27 trước Công nguyên, sau hơn 100 năm trị vì, ông qua đời và trở nên bất tử sau khi chứng kiến sự xuất hiện của phượng hoàng - loài chim bất tử trong thần thoại Trung Quốc. Lăng Hoàng đế nằm ở tỉnh Thiểm Tây của Trung Quốc, là một địa điểm linh thiêng , thu hút lượng khách du lịch lớn mỗi năm. Ngày nay, Huangdi vẫn đóng vai trò là biểu tượng mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc, tượng trưng cho bản sắc và sự thống nhất của Trung Quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bằng chứng hiếm có về tục lệ ăn thịt người thời cổ đại
5 loại gỗ đắt nhất thế giới: Việt Nam có 1 loại nổi tiếng khắp thế giới, giá 2,3 tỷ/kg
Rùng mình tục lệ ăn thịt người chết ở rừng Amazon
Khai quật lăng mộ lãnh chúa 1.200 tuổi chứa đầy vàng ở Panama
Loài chó ‘biết hát’ cực kì quý hiếm hồi sinh sau 50 năm tưởng đã tuyệt chủng
CLIP: Cảnh tượng đáng kinh ngạc, bọ ngựa tóm gọn chim ruồi trong chớp mắt