Hàng trăm chiếc răng hóa thạch hé lộ bất ngờ về loài khủng long hung ác
Vén màn nguyên nhân hủy diệt loài khủng long 66 triệu năm trước / Hóa thạch lông vũ gây tranh cãi của khủng long Archaeopteryx
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Cretaceous Research xem xét 1.200 chiếc răng hóa thạch được tìm thấy đáy sông Kem Kem. 45% trong số này được xác định thuộc về Spinosaurus.
"Các kết quả nghiên cứu hoàn toàn toàn phù hợp với ý tưởng về một quái vật sông sống dưới nước", David Martill - giáo sư Đại học Portsmouth cho hay.
Hệ thống sông cổ Kem Kem chảy qua sa mạc Sahara cách đây 100 triệu năm được mô tả là nơi nguy hiểm nhất trong lịch sử Trái đất và được coi là nơi chứa đựng nhiều hóa thạch của Spinosaurus.
Giáo sư Thomas Beevor, tác giả chính của nghiên cứu cho biết, hệ thống sông cổ này cũng lưu trữ nhiều hài cốt sinh vật sống ở kỷ Phấn trắng khác.
"Với số lượng răng phong phú của Spinosaurus, rất có thể loài này chủ yếu sống trên sông hơn là dọc bờ sông", ông Beevor cho hay.
Theo ông Martill, số lượng răng lớn của Spinosaurus được tìm thấy lớn hơn nhiều so với các loại khủng long khác cho thấy lối sống dưới nước của nó.
"Một loài động vật sống nhiều trong nước có nhiều khả năng "đóng góp" răng vào trầm tích sông hơn những con khủng long chỉ ghé qua sông để uống nước và kiếm ăn dọc bờ sông", ông này cho hay.
Spinosaurus là một chi khủng long ăn thịt sinh sống tại Bắc Phi trong các giai đoạn Albian và Cenomanian của kỷ Phấn trắng, khoảng 145,5 đến 65,5 triệu năm trước. Nó nặng khoảng 20 tấn và dài khoảng 15 m.
Spinosaurus còn có hàm răng sắc nhọn và cái mõm giống hệt cá sấu. Cặp chân sau ngắn với bộ cơ khỏe hoạt động như mái chèo và có nhiều điểm tương đồng với cá voi có chi cổ đại. Những con khủng long này còn có chi trước rất khỏe, móng vuốt cong và sắc như dao, rất thích hợp để đâm sâu hoặc xé rách da thịt con mồi.
Trong khi các loài khủng long ăn thịt khác như T-Rex săn mồi trên cạn, khủng long Spinosaurus săn cá mập và những loài cá lớn khác tại các vùng nước sâu.
- CLIP: To hơn cả khủng long bạo chúa, khủng long gai vẫn tử trận vì cú cắn hiểm hóc của kẻ thù? Nguồn: Báo Tổ quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật về đồ lót của phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến, thời Võ Tắc Thiên phóng khoáng khó tin
Thời xưa không có đồ lót, phụ nữ làm thế nào để che đậy sự riêng tư của mình? Sau khi đọc xong, phần dưới của tôi cảm thấy lạnh
Bộ trang phục mai táng bị mộ tặc bỏ lại không thèm lấy, chuyên gia giám định phải ngỡ ngàng, trị giá thực sự hơn 8 nghìn tỷ đồng
Dòng họ chưa đến 1% dân số Việt Nam nhưng sản sinh nhiều anh hùng kiệt xuất, tướng tài giỏi
Có bao nhiêu thủy ngân đổ vào lăng Tần Thủy Hoàng? Các chuyên gia nói rằng bạn có thể hiểu được bằng cách nhìn vào những cây lựu gần đó
Một công trình kiến trúc cổ của Trung Quốc mà ngay cả các chuyên gia cũng không thể giải thích được - Núi Song Tháp