Hao tổn rất nhiều tâm sức mới giết được anh và em trai để cướp ngai vàng, tại sao vua Đường Lý Thế Dân phải trì hoãn 2 tháng mới đăng cơ?
Menes: Vị vua đầu tiên của Ai Cập cổ đại / Gia tài trăm tỷ đồng của 'vua đồ cổ' Ninh Bình
Đường Thái Tông Lý Thế Dân (598 – 649) là vị hoàng đế thứ hai của triều đại Nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 626 đến năm 649 với niên hiệu duy nhất là Trinh Quán.
Năm 617, Lý Thế Dân khuyên cha là Lý Uyên nên khởi binh phản nhà Tuỳ, lại có công đánh dẹp các lộ anh hùng thiên hạ, đem lại cơ nghiệp Nhà Đường nên thường được xem như một Khai quốc Hoàng đế đồng sáng lập Nhà Đường với Đường Cao Tổ.
Ông là một vị hoàng đế tài ba, người đã thiết lập sự cường thịnh của Đại Đường. Việc lên ngôi của ông gắn liền với sự biến Huyền Vũ môn vô cùng nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.
Theo đó, trận chính biến đẫm máu trên xảy ra vào ngày mồng bốn tháng 6 năm Vũ Đức thứ chín tại đô thành Trường An.
Tần Vương Lý Thế Dân dẫn theo thân tín mai phục ở bên cạnh Huyền Vũ môn, nhằm giết hại Thái tử Lý Kiến Thành cùng Tề Vương Lý Nguyên Cát trên đường vào cung.
Sau đó Lý Thế Dân cử Uất Trì Cung tay mang binh khí dẫn theo binh lính tiến vào cung không chế Đường Cao Tổ Lý Uyên. Bấy giờ thế cục cả thành Trường An đã nằm trong tay Lý Thế Dân, nhưng tại sao Lí Thế Dân lại không lập tức đăng cơ?
Dựa theo các gi chép lịch sử, Lý Thế Dân lên ngôi và ngày mồng 9 tháng 8 năm Vũ Đức, "Tháng 8 Giáp Tí, (Lý Thế Dân) tức Hoàng đế ở tại Đông cung Hiển Đức Điện", khi ấy đã là hai tháng sau sự biến Huyền Vũ môn.
Dù rằng Lý Thế Dân đã dùng cách không chính thống để đoạt được ngôi vị Hoàng đế, nhưng tại sao ông còn trì hoãn, đợi tận 2 tháng sau mới lên ngôi?
Thực ra nguyên nhân của việc này cũng dễ hiểu, đơn giản mà nói, bởi vì Lý Thế Dân vừa cần thể diện lại cần có cả lí lẽ.
Cái gọi là thể diện thì không khó để lí giải, vì tuy Lý Thế Dân là vị minh quân một thời nhưng không thể phủ nhận sự thật là ông đã soán ngôi đoạt vị.
Theo ý nguyện của Đường Cao Tổ Lý Uyên, người ông chọn làm người kế vị là Lý Kiến Thành. Lý Thế Dân tuy lập nhiều chiến công, nhưng Lý Uyên chưa từng dự tính sẽ truyền ngôi vị cho người con trai thứ hai này.
Nếu như dựa theo thứ tự thừa kế thông thường thì Lý Thế Dân vốn không có cơ hội lên ngôi, cho nên ông đã chọn cách soán vị cướp ngôi.
Ai cũng thích sĩ diện, Lý Thế Dân cũng không ngoại lệ, hơn thế ông còn là một vị Hoàng đế "yêu thích sự trong sạch".
Sau khi Lý Thế Dân lên ngôi Hoàng đế, ông đã phá vỡ những quy định cũ trong lịch sử, sửa đổi sách sử vốn có, thậm chí còn tiến hành thay đổi quan viết sử, điều này rõ ràng cho thấy ông rất để ý đến hình tượng của bản thân.
Cho nên sau sự kiện Huyền Vũ môn, Lý Thế Dân không lên ngôi ngay lập tức, mà đợi một thời gian để tiến hành thay đổi, cụ thể là ông ép cha mình là Đường Cao Tổ phong ông làm Thái tử, sau đó đợi thêm hai tháng để làm phai nhòa bớt dấu ấn của trận chính biến đầy mùi máu rối tiếp tục ép vua cha nhường ngôi, để ông có thể danh chính ngôn thuận nối ngôi.
Dù có mang một vệt đen trong cuộc đời làm Hoàng đế của mình song không thể phủ nhận Đường Thái Tông Lý Thế Dân dù được xem như là hoàng đế vĩ đại nhất trong các bậc đại đế của lịch sử Trung Quốc với nhiều công lao đưa triều đại này phát triển lớn mạnh và thịnh vượng vào thời điểm bấy giờ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Vén màn lý do Doãn Chí Bình làm nhục Tiểu Long Nữ nhưng lại không bị Dương Quá trả thù