Sự thật khó tin về những món ăn trên bàn tiệc của vua quan Minh triều: Khó có thể xem là "sơn hào hải vị"
Chuyện thâm cung tai tiếng của vua Khang Hy / Bất ngờ bộ máy tổ chức ăn uống của vua Nguyễn qua góc nhìn của bác sĩ Pháp
Tại Trung Hoa vào thời phong kiến, mỗi khi có dịp đặc biệt, Hoàng đế sẽ mở tiệc trong cung để chiêu đãi văn võ bá quan.
Thế nhưng nhà vua thân là Thiên tử, cho nên việc này không thể xem là "mời" trăm quan tới dự tiệc mà chỉ có thể gọi là "tứ yến", ý là ban thưởng yến tiệc.
Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, yến hội cung đình là nét văn hóa không ngừng thay đổi và phát triển. Tới thời nhà Minh, yến tiệc trong cung càng thêm đa dạng và nhiều chủng loại.
Thế nhưng điều đặc biệt lại nằm ở chỗ, ngay tới dịp yến tiệc long trọng nhất trong năm thì các quan lại của vương triều này cũng chỉ được thưởng thức những món ăn tương đối bình thường.
Vậy trên bàn tiệc của bá quan văn võ thời nhà Minh rốt cục có những món gì? Vì sao thực đơn yến tiệc của Hoàng đế ban cho họ lại có phần bình dân như vậy?
Những quy củ phức tạp trong các buổi yến tiệc của Minh triều: Cầu kỳ từ việc nâng ly
Theo Qulishi, vào thời nhà Minh, yến tiệc nếu phân chia theo quy mô và cấp bậc sẽ bao gồm đại yến, trung yến và tiểu yến.
Đại yến ngoài các ngày trọng đại như đông chí, sinh nhật Hoàng đế thì còn được tổ chức vào dịp Nguyên đán, tức tết Âm lịch ngày nay. Vào thời bấy giờ, Hoàng đế Minh triều sẽ cử hành đại tiệc vào ngày Nguyên đán.
Yến tiệc này chủ yếu gồm 2 phần: Đầu tiên là trăm quan chúc tụng và dâng lễ vật cho nhà vua, sau đó là Hoàng đế ban thưởng cho bá quan văn võ, bao gồm thưởng tài vật và cử hành yến hội.
Đại yến trong dịp Nguyên đến được xem là hết sức quan trọng. Do đó mọi lễ tắc, quy củ trong ngày này đều vô cùng phức tạp.
Cũng bởi vậy nên đây vốn được xem là một trong những hoạt động chính trị trọng yếu hàng đầu của nhà Minh thời bấy giờ.
Việc tổ chức yến tiệc của Minh triều vốn do Lễ bộ chủ trì và do Quang Lộc tự phụ trách các công việc cụ thể.
Dựa theo lễ chế của vương triều này, trong buổi tiệc sẽ phải có 9 lần nâng ly chúc rượu, cùng với đó là sắp xếp nhiều tiết mục ca vũ phù hợp.
Điều đáng nói là trong buổi tiệc, bất luận là cạn chén hay mời rượu, những việc này đều phải do Hoàng đế đích thân mở đầu, sau đó trăm quan mới được phép nâng ly.
Thực đơn yến tiệc dành cho các quan lại Minh triều: Số lượng "vượt mặt" chất lượng
Vậy trong dịp yến hội đầu xuân năm mới, các Hoàng đế nhà Minh sẽ cho bá quan văn võ thưởng thức món gì?
Theo Qulishi, vào thời nhà Minh, bàn tiệc của quan lại trong triều sẽ được phân chia theo phẩm cấp của họ.
Cụ thể, có 4 loại bàn được sắp xếp cho các quan viên có cấp bậc từ cao xuống thấp, bao gồm: Thượng bàn, thượng trung bàn, trung bàn và hạ bàn.
Món ăn trên các bàn tiệc này cũng được bố trí với số lượng và thành phần không hề giống nhau.
Theo đó, thượng bàn dành cho các quan viên cao cấp sẽ bao gồm các món như:
Trà bánh khai vị, trái cây ngũ vị, 5 món nhắm rượu, phụng kê, bánh hình đĩnh bạc, rượu ngũ vị, rau ngũ sắc, 4 món mặn, 3 món canh, 2 chiếc bánh bao lớn, bên cạnh đó còn có cơm dùng với các loại "tộ nhục" (thịt cúng) làm từ thịt ngựa, dê, bò, lợn... và 5 bình rượu.
Tương tự như vậy, thượng trung bàn dành cho các quan viên sở hữu chức quan tương đối cao sẽ bao gồm các món như:
Trà bánh khai vị, ngũ quả, 5 đĩa đồ nhắm, 4 đĩa thức ăn, 3 món canh, 2 chiếc bánh bao, cơm với "tộ nhục" (thịt cúng) làm từ ngựa, dê, bò, lợn... và 5 bình rượu.
Tới "trung bàn" dành cho các quan viên có phẩm cấp ở mức trung bình sẽ gồm có:
Trái cây ngũ quả, 4 đĩa đồ nhắm rượu, 4 đĩa thức ăn, 2 món canh, 2 chiếc bánh bao, cơm với "tộ nhục" và 3 bình rượu.
"Hạ bàn" sẽ là bàn dành cho các quan viên chức vụ thấp, ví dụ như những viên tiểu tướng đi theo các vị tướng quân hoặc các giáo úy…
Về cơ bản, những người này sẽ được hưởng bàn tiệc gồm các món với số lượng ít nhất và bài trí giản đơn nhất, bao gồm: Rượu, canh, thịt lợn ngâm giấm, hai chiếc bánh bao, cơm với "tộ nhục" và 1 bình rượu.
Trong trường hợp buổi tiệc vẫn còn những nhân vật sở hữu chức quan thấp bé hơn nữa thì những người này sẽ được bố trí cho bàn tiệc có các món là bánh bao, rượu, thịt, canh và 1 bình rượu.
Theo quan điểm của Qulishi, những món ăn trong yến tiệc của các quan lại Minh triều khó có thể xem là phong phú, càng khó có thể gọi là "sơn hào hải vị".
Đó là chưa kể tới việc những món "tộ nhục" (thịt cúng) thời xưa chẳng những không hề thơm ngon mà còn từng trở thành món ăn ám ảnh bá quan văn võ vì hương vị khó nuốt của nó.
Thế nhưng nếu tính theo quy mô của bữa tiệc thì số lượng món ăn cần chuẩn bị quả thực lên tới con số khổng lồ. Bởi một buổi đại yến như vậy trung bình sẽ có hơn 1200 bàn.
Hơn nữa, Hoàng đế khai quốc Minh triều là Chu Nguyên Chương vốn xuất thân từ tầng lớp bình dân, lại trải qua không ít khốn khó mới gây dựng được cơ nghiệp Minh triều, nên việc vương triều này lấy cần kiệm làm quốc sách cũng là điều dễ hiểu.
Điểm đáng nói hơn còn nằm ở chỗ, Hoàng đế tổ chức đại yến không phải nhằm mục đích thưởng thức món ngon hay thể nghiệm sự xa hoa, phung phí mà thực chất coi đó là cách để tăng cường sự gắn kết giữa vua tôi, từ đó tăng thêm sự đoàn kết trong nội bộ triều đình.
Đó mới thực sự là mục đích sâu xa của những buổi yến tiệc nơi cung đình Trung Hoa xưa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm