Hầu hạ trong cung cả đêm, thái giám cuối cùng của nhà Thanh tiết lộ: Nhất định phải có một thứ trong giày
Vì sao phi tần bị đày vào lãnh cung nhưng các thái giám tranh nhau theo hầu hạ? / Clip: Sau khi tịnh thân, thái giám thời cổ đại đi vệ sinh ra sao?
Trong lịch sử phong kiến, các thái giám luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hậu cung. Họ không chỉ làm nhiệm vụ phục vụ Hoàng đế, phi tần mà còn nắm giữ nhiều trọng trách, bí mật quan trọng trong cung.
Có thể nói rằng, trong hậu cung, người mà các phi tần tiếp xúc nhiều nhất không phải là hoàng thượng, cũng không phải các phi tần khác mà là các thái giám và cung nữ. Những người hầu, kẻ hạ này ngày đêm lo chuyện ăn uống, trang phục và sinh hoạt hàng ngày và là người được chiếm được lòng tin của các phi tần nhất.
Thái giám giữ vai trò quan trọng trong cung
Vì lẽ đó, quá trình để trở thành thái giám cũng vô cùng gian nan khi họ phải chấp nhận mất đi khả năng đàn ông của mình, luôn biết cách khôn khéo để chiều lòng chủ nhân của mình mọi lúc, mọi nơi cũng như đối phó với các thế lực khác trong cung.
Sau khi chế độ phong kiến sụp đổ, một thái giám là Tôn Diệu Đình đã chia sẻ câu chuyện cuộc đời của mình với hậu thế. Qua đó, cho thấy góc nhìn rõ nét hơn về sự vất vả, nguy hiểm và những đánh đổi của hoạn quan cuối cùng của triều đại nhà Thanh.
Trước khi trở thành thái giám, Tôn Diệu Đình có một quá khứ nghèo khổ khi xuất thân trong một gia đình nông dân chỉ sống dựa vào một mảnh đất nhỏ. Để giảm bớt gánh nặng trong nhà, sau khi nghe tin triều đình đang tuyển hoạn quan, cha mẹ Tôn Diệu Đình đã quyết định "tịnh thân" cho ông.
Mặc dù vậy, sau khi thái giám này vừa "tịnh thân" xong được 3 ngày, Hoàng đế nhà Thanh lúc bấy giờ là Phổ Nghi đã ký "sắc lệnh thoái vị" đồng nghĩa với việc nhà Thanh giờ gần như đã sụp đổ.
Mặc cho triều đình bị hạ bệ, hoàng tộc nhà Thanh vẫn cần người hầu hạ trong cung. Do được người quen giới thiệu, Tôn Diệu Đình đã chính thức được vào cung và trở thành một thái giám sơ cấp khi ông mới 15 tuổi. Tại đây, ông phải làm việc vô cùng vất vả và dường như không có thời gian nghỉ ngơi.
Các thái giám phải làm việc vô cùng vất vả để đáp ứng yêu cầu của chủ nhân
Việc phục vụ các phi tần, hoàng đế suốt thời gian dài khiến ông rơi vào mệt mỏi và thiếu ngủ. Tuy nhiên, nếu bị phát hiện ngủ gật, người hầu trong cung sẽ phải chịu nhiều hình phạt kinh khủng. Do đó, để giữ được vị trí của mình, Tôn Diệu Đình thường xuyên phải véo đùi mỗi khi mệt mỏi.
Tuy nhiên, Tôn Diệu Đình cũng nhận ra rằng, sư phụ của ông luôn có một cách bí mật nào đó đê giữ được sự tỉnh táo mà không hề tiết lộ cho người. Bên cạnh đó, ông cũng nhận ra rằng sư phụ không bao giờ để ông chạm vào giày của mình và bất giác nghĩ rằng "bí mật" phải được giấu trong đôi giày của Sư phụ.
Ké đầu ngựa hay còn gọi là thương nhĩ được các thái giám giấu trong giày để tăng sự tỉnh táo
Để có được bí mật của Sư phụ, ông đã tranh thủ lúc sư phụ ngà ngà say, cởi giày của ông thì phát hiện bên trong giấu một chiếc "ké đầu ngựa" (hay còn gọi là "thương nhĩ" - một loài thực vật họ cúc). Được biết, việc giấu vật này dưới giày giúp cho thái giám luôn duy trì được tinh thần tỉnh táo.
Cũng nhờ bí kíp này của sư phụ, Tôn Diệu Đình từ đó luôn trong trạng thái tỉnh táo, cộng thêm sự chăm chỉ của mình, ông nhanh chóng trở thành thái giám cao cấp trong hậu cung và được nhiều người nể trọng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Profile khủng của sĩ quan Công an Việt Nam đầu tiên làm Chánh Văn phòng cố vấn Cảnh sát LHQ ở New York
Khám phá loài động vật có khả năng đi lộn ngược 180 độ trên cây, hạ gục con mồi bằng chiêu tuyệt đỉnh
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ
Nổi tiếng đa nghi, tại sao Tào Tháo lại đặt trọn niềm tin vào Hạ Hầu Đôn?
Sắn có chứa chất độc nhưng người dân châu Phi vẫn trồng với số lượng rất lớn, không sợ ngộ độc vì ăn sắn hàng ngày sao?
CLIP: 'Đơn thương độc mã', linh cẩu 'tung chiêu độc' hạ gục linh dương trong vòng '1 nốt nhạc'