Hé lộ 2 nguyên nhân khiến hàng loạt Hoàng đế Minh triều liên tiếp vắn số
Đừng tưởng làm vua mà sướng, Hoàng đế nhà Thanh phải dậy từ 5 giờ sáng, 'ân ái' cũng có người giám sát / Sự thật động trời về những cuộc hôn nhân của hoàng đế Henry VIII
Nhìn lại các vương triều phong kiến trong lịch sử Trung Hoa, không khó để nhận thấy nhà Minh là triều đại sở hữu tương đối nhiều các Hoàng đế vắn số.
Bằng chứng là trong tổng cộng 16 vị vua của vương triều này, chỉ có Minh Thái Tổ và Minh Thành Tổ là thọ hơn 60 tuổi. Các hậu duệ sau đó cũng chỉ có 2 người hiếm hoi thuộc vào hàng "tốt số" là Gia Tĩnh đế cùng Vạn Lịch đế với tuổi thọ lần lượt là 60 tuổi và 58 tuổi.
Nếu bỏ qua 4 nhân vật kể trên, những vị vua còn lại của nhà Minh đều sở hữu thọ mệnh không dài, đa số đều qua đời ở độ tuổi tứ tuần, thậm chí có những người còn vắn số tới mức băng hà khi mới chỉ ngoài hai mươi, ba mươi như Minh Hi Tông hay Minh Vũ Tông.
Mặc dù tuổi thọ của cổ nhân thường không cao, tuy nhiên nếu so sánh với các vương triều khác, số lượng Hoàng đế vắn số nhiều như Minh triều quả thực là hiếm thấy.
Vậy liệu rằng nguyên nhân nào đã khiến cho các vị vua nhà Minh phải chịu "lời nguyền" yểu mệnh này?
Theo Qulishi (Trung Quốc), lý do thực sự khiến đa số các Hoàng đế Minh triều mất sớm xuất phát từ 2 nguyên nhân chủ đạo dưới đây.
Nguyên nhân thứ nhất: Yếu tố thể chất và áp lực công việc
Thực tế, tố chất thân thể của các vị vua nhà Minh đa số đều không tốt. Bởi vậy cho nên cả Thái Tông, Thần Tông và Mục Tông thuở thiếu thời đều vì thân thế yếu nhược nên phải đưa ra ngoài cung nuôi nấng.
Minh Hiếu Tông lúc sinh thời cũng vì thể chất không tốt dù chưa tới 30 tuổi cũng đã không khỏi than thở vì cảm thấy rằng "tuổi già tới".
Yếu tố thể chất đã như vậy, thế nhưng các Hoàng đế Minh triều còn phải làm việc trong cường độ cao và ngày ngày đối diện với áp lực không hề nhỏ từ công việc triều chính. Quốc sự quá nhiều, lao lực quá sức, thân thể suy nhược dẫn tới bệnh tật cũng là điều dễ hiểu.
Qulishi cho rằng, nếu đánh giá một cách khách quan thì đa số các Hoàng đế nhà Minh đều tương đối chăm chỉ, cần chính. Minh chứng tiêu biểu chính là Hoàng đế khai quốc Chu Nguyên Chương.
Kể từ sau khi lên ngôi, Chu Nguyên Chương mỗi ngày đều phê duyệt tấu chương tới 2,3 giờ sáng, sau đó chỉ nghỉ ngơi tới 5 giờ là lại chuẩn bị thiết triều.
Cường độ làm việc cao, áp lực công việc lớn, lại thêm yếu tố thể chất vốn đã không tốt. Tất cả những yếu tố này cũng là nguyên nhân đầu tiên giải thích lý do vì sao đa số các Hoàng đế Minh triều đều vắn số.
Nguyên nhân thứ hai: Ham mê tửu sắc, hoang dâm vô độ
Theo quan điểm của Qulishi, ngoài yếu tố kể trên, còn có một lý do khác chẳng mấy vẻ vang nhưng cũng đã rút ngắn tuổi thọ của một số Hoàng đế nhà Minh. Đó là lối sống ham mê tửu sắc, hoang dâm vô độ.
Vào thời phong kiến, mặc dù Hoàng đế không sở hữu đến trăm ngàn mỹ nữ như hậu thế vẫn thường tưởng tượng, thế nhưng dẫu sao vẫn là thê thiếp thành đoàn.
Nếu đế vương không nuôi chí lớn, thiếu định lực, lại ham mê tửu sắc thì dù cho có bồi bổ bao nhiêu sơn hào hải vị, có giữ bên người bao nhiêu thần y, thuốc tốt thì cũng khó có thể kéo dài thọ mệnh.
Trường hợp của Chính Đức Đế, tức Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu chính là minh chứng cho nhận định nói trên.
Sinh thời, vị Hoàng đế này được miêu tả là sở hữu "thiên tư thông tuệ", tinh thông cầm kỳ thi họa, biết nhiều ngoại ngữ như tiếng Phạn, tiếng Ả Rập…
Thế nhưng dù được cho là "có khiếu làm vua", Minh Vũ Tông vẫn bị nhiều người coi là hôn quân vì háo sắc, bạo ngược.
Vị Hoàng đế này thậm chí còn "nghiện" dùng thuốc tráng dương. Cho nên người thời bấy giờ mỗi khi nhắc tới Minh Vũ Tông đều truyền tai nhau câu nói:
"Đàn bà không rời kiệu, xuân dược không rời người, đi tới đâu thì đem theo tới đó".
Sử cũ ghi lại, vào năm 1507, Minh Vũ Tông cho xây dựng "Báo phòng" ở Tây Hoa Môn.
Tuy nhiên thực tế nơi đây mặc dù có 200 gian phòng nhưng lại chỉ có mỗi… 4 con báo. Những căn phòng còn lại đều được nhà vua đùng dể hưởng lạc với các mỹ nhân.
Thậm chí có giai thoại còn truyền lại rằng, hậu cung của Minh Vũ Tông đã từng có lúc đông đúc tới nỗi nhiều người chết đói vì… không đủ đồ ăn.
Thói sống trụy lạc này đã nhanh chóng để lại hậu quả trực tiếp tới sức khỏe và tuổi thọ của nhà vua.
Kết quả là chỉ sau một lần bị ngã xuống nước, Minh Vũ Tông đổ bệnh nặng.
Không lâu sau đó, ông chết tại Báo phòng khi mới 30 tuổi và không có con nối dõi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Lăng mộ thờ tổ đồ sộ bậc nhất Việt Nam ở làng tỷ phú: Cao 41m, mất tới 9 năm xây dựng
Việt Nam có một loài cá 'quý như vàng', xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới, có bộ phận bán giá gần 2 tỷ
CLIP: Người đàn ông dùng võ thuật đối đầu với chó Ngao Tây Tạng và cái kết bất ngờ
Tre không phải loài cây, gọi là gì?