Khám phá

Hé lộ các mánh lới cao tay của Phi tần thời phong kiến và lí do không tưởng

Những chiêu trò cao tay, phương pháp liều lĩnh nhằm lừa gạt thiên tử của các Phi tần khiến hậu thế bất ngờ

Tần Thủy Hoàng - Võ Tắc Thiên: 2 vị hoàng đế "máu lạnh" nhất Trung Hoa / Xóa bỏ chế độ tuẫn táng, Thanh triều "xử lý" các phi tần sau khi tiên đế băng hà như thế nào?

Khi nhắc đến hậu cung vua chúa Trung Hoa xưa, nhiều người sẽ liên tưởng ngay tới tam cung lục viện với vô số phi tần, mỹ nữ, còn Hoàng đế thì có thể tùy lúc tùy thời mà muốn sủng ái bất kỳ ai cũng được.

Thế nhưng cấu tạo sinh lý đặc trưng của cơ thể sẽ khiến phụ nữ mỗi tháng đều xuất hiện chu kỳ sinh lý, ngay cả phi tử hậu cung cũng không phải ngoại lệ.

Khác với quan niệm của người hiện đại, cổ nhân Trung Hoa xưa thường coi việc nhìn thấy máu là điềm báo xui xẻ. Vì vậy nếu chẳng may bị triệu đi sủng hạnh mỗi lần "đến tháng", Thiên tử biết được chẳng những mất đi nhã hứng mà có thể còn chọc giận long nhan, nhẹ thì thất sủng, nặng thì rơi đầu.

Đây cũng là lý do mà các mỹ nhân của Hoàng đế đều phải dùng trăm phương ngàn kế để trốn tránh việc thị tẩm mỗi lần "đến tháng". Và những mánh lới đầy tinh vi, mưu mẹo dưới đây cũng nằm trong số đó.

Cách thứ nhất: Liều mạng tìm người thay thế

Số lượng phi tần mỹ nữ nơi hậu cung vốn đã rất đông đúc, việc nhà vua hay người hầu không thể nhớ mắt tất cả cũng được xem là chuyện thường tình. (Ảnh minh họa: Nguồn Baidu)

Phương pháp thứ nhất chính là cách làm "trộm long tráo phụng", tìm người thay thế để mạo danh mình đi thị tẩm.

Vốn dĩ số phi tử trong hậu cung của các Hoàng đế Trung Hoa thường rất đông đúc, hơn nữa nhóm người này được xem như những nữ chủ, không phải chịu sự quản thúc quá mức chặt chẽ như tầng lớp nô tỳ.

Vì vậy chỉ cần không phải là người thường xuyên được sủng ái hoặc có thân thế quá đặc biệt, việc nhà vua và các cung nữ, thái giám không nhớ mặt một số phi tử vốn là điều rất đỗi bình thường.

Cũng nhờ vào điều này mà một số phi tử bị triệu đi sủng ái vào những ngày không tiện hầu hạ thì có thể "đánh liều" lén lút nhờ người khác đi thay mình.

Tuy nhiên vì có xác suất rủi ro rất lớn nên cách này vốn bị xếp vào hạ sách và rất ít khi được áp dụng, bởi nếu bị bất kỳ ai phát hiện hoặc tố giác thì cả phi tử đó và người mạo danh đều sẽ bị xử chết vì phạm vào đại tội rối gạt Thiên tử.

 

Cách làm thứ hai: Dùng một vài ký hiệu để ám chỉ

Hé lộ các mánh lới cao tay để trốn thị tẩm của phi tần Trung Hoa thời xưa mỗi khi đến kỳ - Ảnh 2.

Vào những ngày không tiện thị tẩm, các phi tần, mỹ nữ trong cung có thể sử dụng một vài "ám hiệu" thông qua trang sức, y phục hoặc những dụng cụ khác. (Ảnh minh họa: Nguồn Baidu).

Đây là cách làm thường được áp dụng ở nhiều triều đại phong kiến Trung Hoa. Theo đó, mỗi khi đến chu kỳ sinh lý, các phi tử sẽ dùng những ký hiệu khác nhau để ám chỉ cho mọi người biết rằng mình đang không tiện hầu hạ Hoàng đế.

Theo sử liệu ghi lại, vào thời nhà Hán, phi tần nếu đến kỳ kinh nguyệt thì sẽ trang điểm bằng son phấn màu đỏ. Tới thời nhà Đường thì các mỹ nhân trong hậu cung sẽ đeo trên tay một chiếc nhẫn vàng.

Những ký hiệu ám chỉ "ngày đèn đỏ" của các phi tần sẽ được quy định tùy theo từng triều đại. Ngoài hai cách nói trên, có triều đại còn thịnh hành quy định để hậu phi mặc y phục có vạt màu đỏ.

 

Cũng có vương triều còn sử dụng cách làm theo kiểu "chuyện bé xé ra to", buộc những phi tần "đến tháng" thì phải dâng tấu sớ cho Hoàng đế.

Trong số những phương pháp nói trên, cách làm tinh tế và văn minh nhất chính là việc treo đèn lồng đỏ ngoài cửa cung để thay cho lời ám chỉ.

Cách làm thứ ba: Công khai thông báo để rút bảng tên

Hé lộ các mánh lới cao tay để trốn thị tẩm của phi tần Trung Hoa thời xưa mỗi khi đến kỳ - Ảnh 3.

Theo quy chế thị tẩm thời nhà Thanh, chu kỳ kinh nguyệt của các phi tần đều được Kính Sự phòng nắm rõ và rút bảng tên của họ vào những ngày này. (Ảnh minh họa: Nguồn Baidu).

Trải qua các triều đại phong kiến, chế độ quản lý hậu cung ở Trung Hoa cũng dần được hoàn thiện. Tới thời nhà Thanh, Hoàng đế đã thiết lập một cơ quan chuyên chăm lo về vấn đề thị tẩm có tên là Kính Sự phòng.

 

Theo quy củ của vương triều này, Hoàng đế mỗi khi muốn chọn người thị tẩm thì sẽ lật bảng tên của người đó. Đối với các phi tần đang bước vào kỳ kinh nguyệt thì sẽ cho người đến báo với Kính Sự phòng, những thái giám làm việc tại cơ quan này sẽ ghi chép và tạm thời rút bảng tên của họ trong vài ngày này.

Cách làm trên được xem là phương pháp tương đối hữu hiệu và an toàn. Kính Sự phòng hành sự trước sau luôn cẩn thận, bởi nếu để xảy ra việc gì ngoài ý muốn trong quá trình thị tẩm thì những người đầu tiên phải chịu trách nhiệm chính là cơ quan này.

Hé lộ các mánh lới cao tay để trốn thị tẩm của phi tần Trung Hoa thời xưa mỗi khi đến kỳ - Ảnh 4.

Thực chất việc "né" thị tẩm vào những ngày "đèn đỏ" phản ánh phần nào sự thông minh và khôn khéo của những người phụ nữ tồn tại trong chốn thâm cung. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Từ cổ chí kim, từ chối Hoàng đế vốn chưa bao giờ là một việc làm dễ dàng. Thiên tử dù sao cũng là vua của một nước, nếu không chối từ một cách khéo léo cũng có thể dễ dàng khiến long nhan nổi giận.

Hơn nữa thị tẩm vốn được xem là canh bạc đổi đời cho nhiều phi tần, cung nữ trong hậu cung. Do đó việc từ chối cơ hội thay đổi cuộc đời này lại càng là vấn đề khiến nhiều người trăn trở suy nghĩ.

 

Thế nhưng cấu tạo sinh lý của cơ thể vốn là điều không thể thay đổi, mà những "mánh lới" được sử dụng mỗi khi "đến ngày" vừa khôn ngoan, vừa khéo léo trên đây đã chứng minh một sự thật: Những người có thể trụ vững trong chốn thâm cung không chỉ đơn thuần dựa vào nhan sắc mà còn cần tới sự cơ trí.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm