Cứ đến Mông Cổ làm dâu, phần lớn các công chúa nhà Thanh sẽ mất khả năng làm mẹ: Tại sao?
Thâm cung bí sử: Tiết Hoài Nghĩa, sư thầy được Võ Tắc Thiên hết mực sủng ái nhưng lại nhận cay đắng cuối đời / 'Màn bí mật' quanh cái chết đầy khuất tất của Võ Tắc Thiên
Trong xã hội phong kiến Trung Hoa, công chúa được xem là những người sở hữu địa vị vô cùng cao quý. Mặc dù không có quyền được kế vị như các hoàng tử, nhưng họ vẫn mang thân phận là con gái của Thiên tử, sinh ra đã ngậm thìa vàng, cả đời có thể sống sung sướng mà không phải lo chuyện áo cơm.
Thế nhưng ngay cả khi không phải liều mình tham gia vào những cuộc tranh đấu hoàng quyền thì cuộc đời của những vị công chúa ấy vẫn phải chịu sự sắp đặt của hoàng tộc, ngay tới hôn nhân cũng bị đem ra làm công cụ chính trị.
Đặc biệt là vào thời nhà Thanh, không ít các công chúa, cách cách của vương triều này đã phải rời xa quê hương để gả tới vùng đất Mông Cổ xa xôi.
Điểm kỳ lạ còn nằm ở chỗ, các công chúa Thanh triều khi được gả tới vùng đất này đa số đều không thể sinh con đẻ cái, mà thực trạng này lại bắt nguồn từ 2 tập tục bị cho là thiếu nhân văn của người Mông Cổ khi xưa.
Hôn nhân Mãn - Mông và những nước cờ chính trị đầy toan tính của các Hoàng đế Thanh triều
Trên thực tế, việc dùng những cuộc hôn nhân hoàng tộc làm công cụ chính trị vốn đã không còn xa lạ trong lịch sử phong kiến Trung Hoa. Để duy trì mối quan hệ liên minh và tránh xảy ra chiến loạn, triều đình thường đem những người con gái trong hoàng tộc gả cho các thế lực khác nhau nhằm kết thân.
Tuy nhiên những vị công chúa trong các cuộc hôn nhân chính trị này đa số đều phải sống cuộc đời không lấy gì làm hạnh phúc.
Ngay cả khi nhận được nhiều sắc phong, thì họ vẫn buộc phải rời xa quê hương để đi tới làm dâu ở một vùng đất xa lạ, thậm chí còn phải tự sinh tự diệt trên mảnh đất ấy. Và các công chúa, cách cách Thanh triều cũng không phải ngoại lệ.
Kể từ khi Hoàng Thái Cực nhập quan và chính thức thành lập Thanh triều, Mông Cổ đã được xem là một trong những đồng minh quan trọng hàng đầu của Đại Thanh.
Vì sự ổn định của giang sơn họ Ái Tân Giác La, các Hoàng đế nhà Thanh từ sớm đã bắt đầu thúc đẩy chính sách liên hôn với tộc người này.
Những cuộc hôn nhân giữa các công chúa Thanh triều và hoàng tộc Mông Cổ đã được duy trì từ buổi khai quốc cho tới tận lúc Đại Thanh diệt vong. (Ảnh minh họa).
Căn cứ vào ghi chép của "Thanh triều Mãn – Mông liên nhân nghiên cứu", từ khi lập quốc cho tới thời điểm diệt vong, Đại Thanh đã có tới 110 công chúa, cách cách được gả tới Mông Cổ.
Ngoài mục đích duy trì mối quan hệ liên minh với tộc người thiện chiến nói trên, những cuộc hôn nhân Mãn – Mông còn ẩn giấu nhiều động cơ chính trị đến từ chính các Hoàng đế Đại Thanh.
Từ thời xa xưa, bộ tộc Mông Cổ đã nổi tiếng với sức chiến đấu cường hãn, tuy nhiên họ cũng bị xem là thế lực hiếu chiến và có nhiều dã tâm.
Cách làm này một mặt lợi dụng hôn nhân để duy trì sự ổn định của vùng biên giới phía Bắc, tránh phát sinh tình huống "lưỡng bại câu thương" giữa đôi bên nếu xuất hiện phản loạn hoặc xảy ra mâu thuẫn.
Mặt khác, những cuộc hôn nhân Mãn – Mông cũng là cách để Thanh triều gài tai mắt vào nội bộ đối phương và thậm chí là còn nuôi mộng biến Mông Cổ trở thành một lực lượng quân đội bán mạng cho Đại Thanh.
Thế nhưng không chỉ các Hoàng đế Đại Thanh có toan tính riêng mà chính những vị Khả hãn Mông Cổ cũng có những sự sắp đặt của riêng mình khi chấp nhận các cuộc hôn nhân chính trị nói trên.
Thực tế là mối quan hệ liên hôn được duy trì từ thuở khai quốc này đã giúp Đại Thanh ít nhiều có được sự ổn định về biên giới cũng như một vài sự trợ giúp về phương diện chính trị, tuy nhiên chính những toan tính thâm sâu giữa hai tộc người Mãn – Mông đã trở thành khởi nguồn của bi kịch cuộc đời đối với những vị công chúa bị gả tới vùng đất ấy.
Cả đời không được phép sinh con và phận đời bi thảm của những công chúa Thanh triều làm dâu đất Mông Cổ
Chưa bàn tới chuyện các cách cách nhà Thanh liệu có được cuộc sống hôn nhân hạnh phúc khi đến Mông Cổ hay không, chỉ riêng quyết định chấp nhận làm vợ của các Khả hãn đã đồng nghĩa với việc họ phải từ bỏ thiên chức làm mẹ.
Nguyên nhân là bởi người Mông Cổ thời bấy giờ vẫn duy trì 2 tập tục từ lâu đã trở thành "luật bất thành văn". Và cả hai tập tục ấy đều bắt buộc những người phụ nữ Mãn tộc không được quyền sinh con đẻ cái.
Tập tục thứ nhất: Những phụ nữ ngoại tộc không được phép sinh con cho hoàng tộc Mông Cổ
Dù được gả tới Mông Cổ với tước hiệu là Hoàng hậu hay là phi tần, thì các công chúa Thanh triều vẫn không được quyền sinh hạ con cái cho hoàng tộc nơi đây. (Ảnh minh họa).
Nếu như các Hoàng đế Thanh triều có những động cơ bí mật khi gả công chúa tới đất Mông Cổ, thì những vị Khả hãn nơi đây cũng có sự tính toán của riêng mình.
Người Mông Cổ vốn là bộ tộc du mục sở hữu tính hiếu chiến và lòng kiêu ngạo vô cùng cao. Vì thế họ vẫn thường cho rằng việc Đại Thanh gả công chúa tới đây hòa thân vốn là một biểu hiện của sự luồn cúi.
Bản thân những người cầm quyền nơi đây cũng hiểu rõ, sở dĩ Thanh triều chủ động kết thân với họ vốn là bởi đế chế Mông Cổ sở hữu địa vị và vai trò khiến Đại Thanh không dám xem nhẹ.
Thế nhưng ngay cả khi đồng ý hòa thân thì các công chúa, cách cách gả tới đây thực chất chỉ được cho một cuộc sống không lo cơm ăn áo mặc chứ không có tư cách sinh con cho hoàng tộc.
Nguyên nhân là bởi hoàng tộc Mông Cổ vô cùng coi trọng sự thuần khiết của huyết thống hoàng gia. Do đó họ vốn không cho phép những người phụ nữ ngoại tộc sinh con cho hoàng thất.
Hơn nữa nếu đánh giá trên phương diện chính trị, trong trường hợp các công chúa, cách cách Thanh triều sinh ra người kế thừa cho Mông Cổ, thì những người này cũng không có tư cách bước lên ngôi vị Khả hãn.
Bởi tầng lớp thống trị của bộ tộc này hiểu rõ hơn ai hết, để một người mang trong mình dòng máu Mãn – Mông lên kế vị đồng nghĩa với việc Mông Cổ sẽ bị phụ thuộc vào quan hệ thông gia với Đại Thanh, thậm chí còn có nguy cơ phải từ bỏ địa vị đồng minh ngang hàng để thuần phục đế chế này.
Xuất phát từ những nguy cơ tiềm tàng nói trên, hoàng tộc Mông Cổ chẳng những không cho phụ nữ ngoại tộc sinh con cho hoàng thất mà còn tuyệt đối nghiêm cấm các vị công chúa, cách cách đến từ Thanh triều mang thai.
Trong trường hợp những người này có thai ngoài ý muốn, họ sẽ buộc phải làm đủ mọi cách để đứa trẻ mang dòng máu hỗn huyết kia không thể ra đời. Đây cũng là lý do mà tập tục này của người Mông Cổ bị nhiều người đánh giá là thiếu nhân văn.
Tập tục thứ hai: Phụ nữ bị coi là vật sở hữu để chuyển giao giữa những người đứng đầu
Ngay cả khi xuất giá với tư cách là công chúa Đại Thanh thì các cách cách Thanh triều khi tới Mông Cổ vẫn phải "nhập gia tùy tục" và trở thành vật sở hữu của các Khả hãn đứng đầu nơi đây. (Ảnh minh họa).
Chưa dừng lại ở đó, người Mông Cổ thời xưa còn có một tập tục khác khiến cho các công chúa nhà Thanh không cách nào chấp nhận nổi.
Cụ thể thì hoàng tộc thời bấy giờ vẫn duy trì điều luật hết sức kỳ lạ: Đó là Khả hãn kế nhiệm sẽ được quyền thừa kế toàn bộ các vật phẩm của vị Khả hãn đời trước, bao gồm cả phụ nữ.
Điểm đáng nói còn nằm ở chỗ, người kế vị Khả hãn đời sau thường sẽ là con trai hoặc anh em trai có quan hệ huyết thống gần gũi với Khả hãn tiền nhiệm.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc, các công chúa Thanh triều sẽ buộc phải lấy con trai hoặc anh em trai của chồng trước, nếu người chồng này chẳng may qua đời hoặc bị buộc phải thoái vị.
Một khi đã trở thành cô dâu của hoàng tộc Mông Cổ, bất kể là công chúa hay cách cách của Đại Thanh cũng không có quyền được thủ tiết, bởi họ đã bị coi như một vật sở hữu và có thể bị chuyển giao cho những người đứng đầu. Và vòng luẩn quẩn này sẽ không ngừng tiếp diễn cho tới lúc những người phụ nữ tội nghiệp đó qua đời.
Mặc dù đối với hoàng tộc Mông Cổ, đây được cho là một điều hết sức bình thường. Tuy nhiên tập tục ấy trong quan niệm của Mãn tộc lại bị coi là một hành vi trái với luân thường đạo lý.
Do đó, hầu hết các công chúa Thanh triều với tư tưởng truyền thống đều không cách nào chấp nhận được điều này. Đây cũng là lý do khiến nhiều người trong số họ lựa chọn tự sát để tuẫn tiết theo người chồng quá cố của mình.
Có lẽ những chuyện tình lãng mạn giữa các Khả hãn Mông Cổ và các công chúa Thanh triều chỉ xuất hiện trên phim ảnh mà thôi. (Ảnh minh họa).
Từ những minh chứng trên đây, không khó để nhận thấy hầu hết những công chúa, cách cách Thanh triều bị ép gả tới Mông Cổ đều có số phận hết sức thê thảm.
Chẳng những phải từ bỏ thiên chức làm mẹ, họ còn phải từ bỏ nhiều quyền lợi khác của bản thân và bị coi như một vật sở hữu của hoàng tộc nơi đây.
Thực chất, số phận bi thảm của các công chúa Thanh triều chỉ một phần trong muôn vàn góc khuất của những cuộc hôn nhân chính trị trong xã hội Trung Hoa thời phong kiến.
Và có lẽ cũng bởi vậy mà người thời bấy giờ khi nhắc tới những hậu nhân của hoàng tộc vẫn thường lắc đầu than thở: "Sinh ra trong hoàng cung không biết là họa hay là phúc?".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách