Hé lộ cuộc đời đầy gian khó của cha Tần Thủy Hoàng: Đoản mệnh, khi sống như bị lưu đày
Vì ‘trường sinh bất tử’, Tần Thủy Hoàng từng làm điều ‘điên rồ’ này / Chiêu trò chọn mỹ nữ thị tẩm hàng đêm kỳ lạ của vua Tần Thủy Hoàng
Lên ngôi nhờ sự giúp đỡ của người ngoài, từng phải làm con tin ở nước khác, sống như bị lưu đày. Cha Tần Thủy Hoàng không có được ngai vị đơn giản như ông.
Chết khi mới 35 tuổi và mộ phần của Tần Trang Tương Vương cực kỳ hiu quạnh, khác hẳn với người con trai sự nghiệp lẫy lừng mà khi chết vẫn khiến hậu thế "đau đầu".
Tần Trang Tương Vương lên ngôi đầy gian khó
Tên thật của ông là Doanh Dị Nhân hay Doanh Tử Sở, là vị vua thứ 35 của nước Tần thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc, và là cha của Tần Thủy Hoàng (Tần Thủy Hoàng tên thật là Doanh Chính).
Tần Trang Tương Vương là con trai thứ 10 của An Quốc quân Doanh Trụ (tức Tần Hiếu Văn vương sau này), cháu nội của Tần Chiêu Tương vương.
Do mẹ ông là Hạ Cơ không được thái tử thương yêu nên Dị Nhân phải làm con tin của Tần ở nước Triệu. Năm 260 TCN, 40 vạn quân Triệu bị tướng Bạch Khởi của Tần thảm sát trong trận Trường Bình nên Dị Nhân bị ngược đãi, phải ra sống ở Tùng Đài trong cảnh khốn khổ.
Lã Bất Vi - một thương nhân giàu có khi ấy đang buôn bán ở Hàm Đan biết Doanh Dị Nhân là con vua Tần và có ý định giúp ông làm thái tử nước Tần. Lã Bất Vi giúp đưa ông về nước, sau đó dùng mưu lược để Doanh Dị Nhân lấy lại chỗ đứng trong phủ An Quốc Quân, sau này An Quốc Quân mới lên ngôi được 3 ngày đã mất. Doanh Dị Nhân kế vị.
Lã Bất Vi có một người thiếp yêu là Triệu Cơ, một mỹ nữ nước Triệu có tài đàn hay múa giỏi và nhan sắc tuyệt trần. Doanh Dị Nhân trong một lần đến nhà Lã Bất Vi đã lộ rõ rằng mình say mê Triệu Cơ. Lã Bất Vi liền dâng Triệu Cơ cho Doanh Dị Nhân.
Dị Nhân lập Triệu Cơ làm phu nhân, Triệu Cơ vài tháng sau đó đã sinh ra Doanh Chính (tức Tần Thủy Hoàng sau này). Vì vậy đến ngày nay, nhiều người vẫn nghi ngờ về việc Lã Bất Vi mới là cha ruột của Doanh Chính.
Năm 247 trước Công Nguyên, Tần Trang Tương Vương qua đời, hưởng dương 35 tuổi. Con là Doanh Chính kế vị. Trong quá trình làm vua, ông cũng đã thực hiện một vài chiến dịch quân sự thành công, tạo tiền đề cho người kế nhiệm thống nhất Trung Hoa.
Mộ phần đơn giản ở vùng cố đô
"Ngọn đồi nhỏ" ở ngoại ô này là nơi an nghỉ của cha Tần Thủy Hoàng (Ảnh: kknews.cc)
Ở làng Hàn Sâm, vùng ngoại ô phía đông của thành phố Tây An, trực thuộc tỉnh Thiểm Tây có một ngôi mộ tuy đơn giản nhưng cao và rộng lớn. Cụ thể, nó cao 22 mét và có diện tích hơn 30 mét vuông, tựa một ngọn đồi nhỏ.
Trên "ngọn đồi nhỏ" đó có một bia đá ghi "mộ Tần Trang Tương Vương" do Tổng đốc tỉnh Thiểm Tây đặt từ thời vua Càn Long..
Ngọn đồi nhỏ này chính là mộ phần của Tần Trang Tương Vương (Ảnh: Kknews.cc)
Theo cuốn "Sử Ký Tần Bản Ký", vào cuối thời Chiến quốc, Nhà nước Tần đóng đô tại Hàm Dương. Các nhân vật như Chiêu Tương Vương (cụ nội Tần Thủy Hoàng), Tuyên Thái Hậu, Điếu Thái Tử, Trang Tương Vương (cha Tần Thủy Hoàng) và Tần Thủy Hoàng cũng đều được chôn cất tại địa danh này.
Học giả Hoàng Phủ Mật (một học giả nổi tiếng cuối thời Đông Hán, đầu thời Tây Tấn) từng viết rằng: "Các vua của Tần đã được chôn cất ở vùng núi Li Dương tại Hàm Dương".
Trong những năm gần đây, một ngôi mộ được phát hiện tại thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, và cũng đã được xác định đó chính là nơi an nghỉ của Tần Trang Tương Vương.
Một phần của đài tưởng niệm trên đỉnh đồi đã bị phá vỡ (Ảnh: Kknews.cc)
Dù từ thời nhà Thanh, Tổng đốc tỉnh Thiểm Tây đã đã cho dựng bia đá và khắc chữ "Tần Trang Tương Vương Mộ" khi đó nhưng vào năm 1956, chính quyền Trung Quốc mới tuyên bố ngôi mộ này là đơn vị thuộc diện "di tích văn hóa cần được bảo vệ" ở tỉnh Thiểm Tây.
Mộ Tần Trang Tương Vương trơ trọi vào mùa đông, dưới chân mộ là phiến đá nhỏ khắc tên chủ ngôi mộ có từ thời nhà Thanh (Ảnh: Sn.xinhuanet.com)
Nếu đứng từ phía xa chụp ảnh, toảnh cảnh ngôi mộ này cũng tương đối lớn. Phía ngoài có lan can sắt bảo vệ xung quanh, nhưng bây giờ nó đã được mở lối đi để có thể đi lên đỉnh ngôi mộ. Nhưng lối đi chỉ là một con đường mòn mà thôi.
Điều khá gây sốc là phần đỉnh mộ trước kia có đài tưởng niệm nhưng giờ đầy đã bị san phẳng hoàn toàn bởi chiến tranh hoặc những đã lấy trộm gạch đá.
Những mảng gạch đá từn được dùng để xây đài tưởng niệm đã bị phá vì chiến tranh và tác động của con người (Ảnh: Kknews.cc)
Kể từ tháng 10 năm 2011, Viện Di tích Văn hóa và Khảo cổ học Thành phố Tây An đã thực hiện một loạt các cuộc tìm kiếm khảo cổ ở vùng ngoại ô phía đông tỉnh Thiểm Tây.
Hiện tại, họ cũng đã được tìm thấy một ngôi mộ mà đánh giá thông qua hình dạng, các di chỉ và sử liệu... có thể xác định rằng ngôi mộ đó là của một nhân vật nhà Tần trong thời Chiến Quốc.
Ngôi mộ có nhiều khả năng là ông nội của Tần Thủy Hoàng, tức cha của Tần Trang Tương Vương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?
Tần Thủy Hoàng - Vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa. Ảnh minh họa: Internet