Hé lộ danh tính người phụ nữ trong mộ cổ, hóa ra là nữ vương quyền lực xuất hiện trước Võ Tắc Thiên cả nghìn năm
Những sự thật thú vị về việc nuôi chó làm thú cưng vào thời Trung cổ: Chó thể hiện đẳng cấp quý tộc / Chậu bưởi có hình rồng vừa trưng bày, đại gia xuống tiền mua luôn giá 250 triệu
Theo Sohu, năm 2004, người dân ở làng Lương Đới, Hán Thành, Thiểm Tây, Trung Quốc nghe thấy tiếng nổ lớn từ cánh đồng ngô. Nghi có kẻ trộm mộ, dân làng liền hò nhau ra hiện trường đồng thời thông báo cho các đơn vị liên quan .Tuy nhiên, khi người dân tới hiện trường, nhóm đột nhập trộm mộ đã rời đi, tổng diện tích khu di tích được khai quật rộng 330.000 mét vuông, 1.300 ngôi mộ cổ, 64 hố xe ngựa và hơn 20.000 di tích văn hóa đã được khai quật. May mắn là chưa có ngôi mộ nào bị đột nhập.
Trong những ngôi mộ cổ được khai quật, các chuyên gia để mắt tới ngôi mộ số 26. Sau khi tiến hành khai quật, các nhà khảo cổ phát hiện ra đây là một ngôi mộ nữ được xây dựng với tiêu chuẩn cao, bên trong lăng mộ có nhiều đồ đồng được khai quật. Ngoài ra, còn có một số lượng lớn hiện vật tinh xảo đã được khai quật như mặt dây chuyền ngọc bích hình chiếc nhẫn, mã não, dây chuyền ngọc bích, Đặc biệt là dây chuyền "thất hoàng liên châu ngọc bội" rất có ý nghĩa với giới khảo cổ.... Những món đồ này được làm rất tinh xảo. Những vật dụng này cho thấy chủ nhân của ngôi mộ là một người phụ nữ thuộc tầng lớp quý tộc. Danh tính của chủ nhân ngôi mộ khiến nhiều người tò mò.
Sau khi nghiên cứu sâu hơn, các nhà khảo cổ tin rằng chủ nhân của lăng mộ số 26 này chính là Nhuế Khương. Nhuế Khương là một nhân vật lịch sử mang màu sắc “huyền thoại”, bà là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử đánh đuổi thành công một vị quân vương. Bà chính là mẹ ruột của Nhuế Bá Vạn - vua nước Nhuế thời Xuân Thu. Trong thời Xuân Thu và Chiến Quốc, Nhuế Quốc chỉ là một nước nhỏ nên nước Tần hùng mạnh đã để mắt tới, tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Nhuế Khương, nước Nhuế dù yếu hơn nhưng cũng phản công thành công và đánh bại nước Tần. Dưới thời Nhuế Khương, bà không chỉ giỏi xử lý nội vụ mà kinh tế phát triển thần tốc, chính vì vậy mà Nhuế Khương được dân chúng vô cùng yêu mến, đời sau coi bà là “nữ vương”.
Theo ghi chép lịch sử, Nhuế Khương vốn là người nước Ngụy. Về sau bà được gả sang Nhuế Quốc nên được gọi là Nhuế Khương. Sau khi chồng qua đời, Nhuế Khương hết lòng phò tá con trai là Nhuế Bá Vạn lên ngôi. Thấy con trai hoang dâm vô độ, bà và quan lại quần thần bèn "trục xuất" Nhuế Bá Vạn và thay con trai lên nắm quyền hành, chấp chưởng triều chính.
Sau khi các nhà khảo cổ mang di vật văn hóa khai quật được từ lăng mộ về viện nghiên cứu, nhiều chuyên gia đã để ý tới dây chuyền "thất hoàng liên châu ngọc bội". Cụ thể, dây chuyền lại dài khoảng 105cm, bao gồm một mặt dây chuyền ngọc tròn, bảy mặt dây chuyền ngọc, có 7 viên ngọc đính kèm theo.
Trung Quốc thời cổ đại, người xưa rất chú trọng đến các nghi thức, đặc biệt là giới quý tộc. Dây chuyền "thất hoàng liên châu ngọc bội" được đeo trên người Nhuế Khương, điều này để xác định địa vị của bà trong suốt thời gian nắm quyền lực.
- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ