Khám phá

Hé lộ tên hoạn quan "quái thai" đầu tiên trong lịch sử phong kiến Trung Quốc

Triệu Cao là đại hoạn quan đầu tiên trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.

Phát hiện ngôi đền đầu tiên của thần bọc da người ở Mexico / Những đồng tiền xu đắt giá nhất hành tinh

Triệu Cao là mộ thoạn quan, thừa tướng, nhân vật chính trị trứ danh của triều đại nhà Tần, người có ảnh hưởng chính trị rất lớn trong suốt giai đoạn nhà Tần.

Ông đã trải qua cả ba đời quân chủ nước Tần là Tần Thủy Hoàng, Tần Nhị Thế và Tần Tử Anh, nắm quyền hành chính biến rất lớn.

Triệu Cao nguyên là người thuộc tông thất nước Triệu. Khi Tần Thủy Hoàng diệt Triệu vào năm 228 TCN, Triệu Cao bị đưa về nước Tần. Do mẹ ông phạm pháp nên cả gia tộc bị vạ lây, bản thân Triệu Cao bị hoạn và bị đưa vào cung.

Tần Thủy Hoàng nghe tiếng Triệu Cao giỏi về pháp lệnh và hình ngục, mến mộ ông, bèn phá cách phong ông làm Trung xa phủ lệnh.

Khi nhắc tới hôn quân Tần Nhị Thế, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến thái giám Triệu Cao. Ông ta là thừa tướng, cũng là đại hoạn quan đầu tiên trong phong kiến Trung Quốc.

Tần Thủy Hoàng cưng chiều người con nhỏ là Doanh Hồ Hợi, bèn sai ông dạy dỗ Hồ Hợi về pháp luật và mệnh lệnh.

 Hé lộ tên hoạn quan đầu tiên trong phong kiến Trung Quốc. Ảnh minh họa.

Hé lộ tên hoạn quan đầu tiên trong phong kiến Trung Quốc. Ảnh minh họa.

Có lần Triệu Cao phạm pháp, Tần Thủy Hoàng bèn giao cho Mông Nghị, con tướng quân Mông Vũ xét xử. Mông Nghị khép ông vào tội chết, nhưng Tần Thủy Hoàng sau đó thương tình nên tha cho ông và cho phục chức cũ. Từ đó Triệu Cao đem lòng oán Mông Nghị.

Triệu Cao được cất nhắc tin dùng sau vụ tráng sĩ Kinh Kha hành thích Tần Thủy Hoàng. May nhờ Triệu Cao nhanh mắt nhanh miệng nhắc nhớ nhà vua về cây kiếm đeo bên mình, Tần Thủy Hoàng mới may mắn thoát chết.

Vì tư lợi, Triệu Cao không màng tới bách tính giang sơn, cùng thừa tướng Lý Tư cầm đầu chính biến tại Sa Khâu (tức tỉnh Hà Bắc ngày nay), hợp mưu soán cải di chiếu của Tần Thủy Hoàng, lập Hồ Hợi (tức Tần Nhị Thế) lên làm thái tử, khiến con trưởng Phù Tô phải tự sát.

Tức vị chưa được mấy ngày, Triệu Cao đành lập Tử Anh, con trai Phù Tô, lên ngôi hoàng đế để tránh cơn nổi giận của bá quan. Nhưng Triệu Cao không ngờ, chính Tử Anh đã quay sang giết chết mình và tru di tam tộc để tránh họa về sau.

Hại Phù Tô và anh em Mông Điềm

 

Sau khi làm giả di chiếu, Triệu Cao và Lý Tư làm thêm một tờ chiếu kể tội Mông Điềm và Phù Tô, ép hai người phải chết, và đem hết binh quyền của Mông Điềm giao choVương Ly. Công tử Phù Tô không biết chuyện bèn tự sát, còn Mông Điềm không chịu, liền bị giam lỏng ở Dương Châu.

Triệu Cao, Lý Tư và Hồ Hợi biết tin, bèn trở về Hàm Dương, phát tang Tần Thủy Hoàng, sau đó Hồ Hợi lên nối ngôi, tứcTần Nhị Thế. Triệu Cao được thăng lên chức Lang Trung lệnh, phụ tá hoàng đế ở cung trung.

Triệu Cao lại muốn giết anh em Mông Điềm để trả thù, bèn tâu với Tần Nhị Thế rằng Mông Nghị khi Tần Thủy Hoàng bị bệnh có tế cáo thần linh, sau đó thì Thủy Hoàng chết, và xin giết Mông Nghị. Tần Nhị Thế nghe theo, sai sứ đến Đại quận ép Mông Nghị tự sát, sau đó Nhị Thế lại sai sứ đến Dương Châu giết Mông Điềm.

Triệu Cao sau đó lại gièm pha với Tần Nhị Thế rằng các người con khác của Tần Thủy Hoàng và một số vị trọng thần rất đáng nghi, có thể làm loạn. Nhị Thế nghe lời Triệu Cao, xử tử mười hai vị công tử giữa chợ Hàm Dương, và xé thây mười người công chúa ở Đỗ Huyền.

Riêng công tử Cao không bị giết, cũng dâng thư xin Nhị Thế cho tuẫn táng chung với Thủy Hoàng và xin tha cho con cháu. Triệu Cao khuyên Nhị thế chấp nhận.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm