Khám phá những điều thú vị trong cơ thể con người không phải ai cũng biết
‘Ám ảnh’ trước khoảnh khắc mẹ con voi bị con người dùng ‘bom xăng’ tấn công / Sốc: khủng long 66 triệu tuổi sở hữu thứ tưởng chỉ có ở con người
Khả năng đặc biệt chỉ con người mới có: Đỏ mặt
Chúng ta chính là những sinh vật duy nhất trên Trái đất có khả năng đỏ mặt trong các tình huống thay đổi cảm xúc (như cảm thấy xấu hổ, hoặc giận dữ).
Lý do đứng sau khả năng này thì chưa được rõ. Tuy nhiên các nhà khoa học đặt ra giả thuyết rằng do da mặt của con người đã tiến hóa để lộ rõ hơn, nên việc đỏ mặt cũng giống như cơ chế biểu lộ cảm xúc, giúp người đối diện có được sự đồng cảm.
Não bộ không biết đau
Có một nghịch lý: dù não bộ có thể điều khiển mọi bộ phận trên cơ thể, thậm chí là đưa ra các tín hiệu đau đớn, nhưng bản thân nó thì không biết đau.
Giải thích sâu hơn, điều này có nghĩa là não bộ không có các thụ thể cảm nhận đau đớn. Nghĩa là bạn có động chạm hay tổn thương gì đến não thì chỉ các vùng bên ngoài đau, còn não thì không cảm thấy gì.
Đổi lại, não của chúng ta là bộ phận hoạt động nhiều nhất cơ thể, và nó chiếm đến 25% lượng oxy chúng ta nạp vào.
Cơ thể người có số DNA dài bằng bạn đi từ Mặt Trời đến sao Diêm vương 17 vòng
Hệ gen con người, mã di truyền trong từng tế bào của cơ thể, bao gồm 23 phân tử DNA mỗi phân tử AND chứa 500.000-2,5 triệu cặp nucleotide. Phân tử ADN có kích thước dài 1,7-8,5cm khi tở ra, hoặc dài trung bình khoảng 5 cm. Có khoảng 37 nghìn tỷ tế bào trong cơ thể và nếu duỗi thẳng tất cả các ADN có trong mỗi tế bào và nối dài lại sẽ có tổng chiều dài của 2 × 1.014 mét hoặc đủ để kéo dài 17 lần từ Mặt Trời đến sao Diêm Vương và trở lại.
Phổi của con người có diện tích bề mặt tương đương với một sân bóng tennis
Phổi nằm gọn trong lồng ngực, nó có thể nở lên xẹp xuống nhịp nhàng theo từng động tác hít vào và thở ra. Trên thực tế, tổng diện tích bề mặt của hai lá phổi có độ lớn khổng lồ. Nếu đem căng ra, nó có thể bằng diện tích của một sân bóng tennis quốc tế, tức là khoảng 195 đến 200 mét vuông.
Khi ngủ, não còn hoạt động nhiều hơn tỉnh
Đây là một sự thật đã được các nhà khoa học xác nhận từ những năm 1950, nhưng đến tận bây giờ vẫn rất ít người biết đến.
Theo đó thì trong cùng một khoảng thời gian, não bộ lúc ngủ có tần suất hoạt động rất mạnh - nhất là trong giai đoạn REM (rapid eyes movements - mắt chuyển động nhanh). Khoa học cho rằng đây là giai đoạn chúng ta mơ, và não vì thế mà xử lý nhiều thông tin hơn hẳn so với lúc chúng ta thức.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vị đại tướng đốt toàn bộ bản kiểm điểm của các cán bộ, là huyền thoại được đích thân Bác Hồ đặt bí danh
Profile khủng của sĩ quan Công an Việt Nam đầu tiên làm Chánh Văn phòng cố vấn Cảnh sát LHQ ở New York
Tiết lộ 1 nơi ở Trung Quốc, nơi 'vàng' mọc trên cây
CLIP: Bị 3 con báo săn bao vây, linh dương nổi điên húc thủng bụng kẻ đi săn, thành công thoát thân
Nổi tiếng đa nghi, tại sao Tào Tháo lại đặt trọn niềm tin vào Hạ Hầu Đôn?
Chị em thần đồng Việt Nam trong top 2% thông minh nhất thế giới: Suýt bị trục xuất vì quá thông minh, cần người bảo vệ