Khám phá

Hé mở bí ẩn sự sống ngoài hành tinh về trận mưa máu ở Ấn Độ

Hiện tượng mưa máu xảy ra tại Ấn Độ năm 2001 đã khiến cho nhiều dự đoán rằng đó là bằng chứng xác thực đầu tiên của sự sống ngoài trái đất.

Bí ẩn về bộ xương dài gần 2m nghi của người ngoài hành tinh / Hé lộ nghi vấn về 'nhà' của người ngoài hành tinh trên Mặt Trăng

Tháng 7/2001, một trận mưa đỏ như máu trút xuống một khu vực rộng lớn ở miền Nam Ấn Độ. Một nhà khoa học trong khu vực, tiến sĩ Godfrey Louis, nhà vật lý học tại Đại học Mahatma Gandhi, cho rằng có điều gì đó bất thường đã xảy ra. Vì các tế bào sinh học bé nhỏ trong nước mưa không chứa ADN - thành phần chủ yếu của mọi dạng sống trên trái đất - nên Louis lập luận rằng có thể nó là các dạng sống ngoài hành tinh. Trước Louis vài thập niên, đã có hai nhà khoa học Anh đưa ra lý thuyết này.

Các tế bào trên có cấu trúc kỳ lạ, thành dày, màu đỏ giống như tế bào, kích thước khoảng 10 micron. Điều lạ lùng hơn, hàng chục thí nghiệm của Louis cho thấy rằng các phần tử thiếu ADN nhưng vẫn còn khả năng sinh sản dồi dào, thậm chí có thể tồn tại trong nước ở 300 độ C (giới hạn cao nhất cho sự sống trong nước được biết đến là khoảng 120 độ C).

 Mưa máu xuất hiện tại Ấn Độ năm 2001 khiến giới khoa học khó lý giải. Ảnh minh họa
Mưa máu xuất hiện tại Ấn Độ năm 2001 khiến giới khoa học khó lý giải. Ảnh minh họa

Làm thế nào để giải thích hiện tượng này? Tiến sĩ Louis suy luận rằng các phần tử có thể là vi khuẩn ngoài trái đất thích ứng với những điều kiện khắc nghiệt trong không gian. Chúng bám vào sao chổi hay thiên thạch rồi sau đó vỡ ra trong khí quyển trên cao, hòa vào các đám mây gây mưa bên trên vùng trời Ấn Độ.

Nếu lý thuyết của Louis là đúng thì các tế bào này sẽ là bằng chứng đầu tiên về sự sống ngoài hành tinh và có thể là bằng chứng mới về nguồn gốc sự sống trên trái đất.

Năm 2005, Louis đã gửi vài mẫu thí nghiệm đến nhà thiên văn học Anh gốc Sri Lanka Chandra Wickramasinghe và đồng nghiệp ở Đại học Cardiff ở xứ Wales, và họ hiện đang thử nghiệm tái tạo các mẫu vật.

Qua nghiên cứu, Wickramasinghe cho biết: “Chúng tôi có những bức ảnh tuyệt hay về những tế bào cắt lát ở giữa này. Chúng tôi nhìn thấy chúng sinh sôi, với tế bào nhỏ trong tế bào lớn”.

Lý thuyết của Louis đặc biệt hấp dẫn đối với Wickramasinghe. Cách đây 1/4 thế kỷ, giáo sư Wickramasinghe là đồng tác giả với Fred Hoyle về Thuyết tha sinh hiện đại, với ý tưởng cho rằng sự sống trên trái đất có nguồn gốc từ hành tinh khác.

Giáo sư Wickramasinghe nói: “Nếu đúng là sự sống được sao chổi đưa vào trái đất cách đây 4 tỷ năm, thì có thể cho rằng thỉnh thoảng các vi sinh vật vẫn tiếp tục thâm nhập môi trường chúng ta. Đây có lẽ là một trong những sự kiện như vậy”.

Nhà vi sinh vật học Milton Wainwright của Đại học Sheffield, thành viên trong đội khoa học nghiên cứu các mẫu của Louis, giải thích rằng bước tiếp theo sẽ là xác định xem liệu có phải các tế bào thiếu ADN hay không.

Wainwright giải thích: “Bởi vì sự sống như chúng ta biết phải chứa ADN, hoặc đó không là sự sống. Nhưng cho dù sinh vật này được chứng minh là bất thường, thì sự vắng mặt ADN cũng không có nghĩa là nó đến từ hành tinh khác”.

Trên thế giới, mưa máu không còn là loại hiện tượng quá mới mẻ nhưng cho đến nay, vẫn chưa có lời giải nào thực sự thỏa đáng cho nguyên nhân của nó. Các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực tìm kiếm câu trả lời.

Vào ngày 30/08/1968 trận mưa máu xuất hiện ở São Paolo và Rio De Janeiro. Đến ngày 10/4/2015 mưa máu xuất hiện ở Anh (Đây không phải là lần đầu tiên Anh hứng chịu những trận mưa kỳ lạ này).

Nhìn bằng mắt thường, mưa máu là một hiện tượng nước từ trên trời rơi xuống giống mưa, nhưng lại có màu đỏ giống như máu.Điều lạ là ở chỗ, các giọt nước đỏ này không hề có cấu tạo ADN như máu thường nhưng lại có thể sinh sôi và tồn tại tốt khi nhiệt độ lên tới 300 độ C.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm