Hình ảnh hiếm chưa từng nhìn thấy về cảnh săn mồi của "kỳ lân biển" Bắc Cực
Mỹ xuất hiện sinh vật lạ nghi là quái vật huyền thoại Bigfoot / Edward Snowden tiết lộ về sinh vật sống bên trong lòng Trái Đất
Theo những đoạn phim vừa ghi nhận được, các nhà khoa học cho rằng hành vi này là một bí ẩn sinh học kéo dài hàng thập kỷ qua. Tên gọi là Kỳ lân biển, nhưng nó là một loài cá voi có răng. Chiếc răng nanh kéo dài từ trong miệng và nhô lên đầu tạo thành sừng như một chú kỳ lân.
Đoạn phim được quay lại bởi hai chiếc camera bay ở Tremblay Sound, Nunavat, đông bắc Canada, bởi Adam Ravetch từ Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) Canada và các nhà nghiên cứu ở Fisheries and Oceans Canada.
Ông Brandon Laforest, chuyên gia cao cấp về các loài và hệ sinh thái Bắc Cực của WWF Canada, cho biết: “Đây là những đoạn phim cho chúng ta biết được một cách thức hoàn toàn mới mà những con kỳ lân biển dùng sừng của chúng”.
Những chiếc sừng màu nhiệm này có thể dài đến 2,7 mét, khiến các nhà khoa học đặt ra những câu hỏi về chức năng của chúng. Chẳng hạn những chiếc sừng này có thể dùng để phát ra tín hiệu nhằm kích thích đồng loại hay đánh dấu lãnh thổ?
Nhưnggiả thuyết được đưa ra trước đây đều không có bằng chứng. Những chiếc sừng này trông như một loại vũ khí của chúng, đoạn video sau đây sẽ cho thấy rõ điều đó.
Giờ đây, bạn đã chứng kiến tận mắt được công dụng của chiếc sừng này. Rõ ràng chiếc sừng là một bộ phận phụ nhưng rất hữu dụng. Có thể nói đây là chiếc răng thừa, phát triển lệch hữu ích nhất trong thế giới tự nhiên.
Cuối năm ngoái, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng chiếc sừng này giúp loài cá voi kỳ lân biển có thể định hướng được như những loài động vật khác trên Trái Đất. Kỹ năng echolocation (định hướng bằng sóng âm) của loài cá voi này được phát huy bởi những sóng âm phát ra từ sừng của chúng.
Giống như cá heo và những loài cá voi khác, chúng có thể bơi lội được đúng hướng ở những vùng biển tối tăm nhất, bằng cách tạo ra âm thanh với biên độ khoảng 1.000 lần mỗi giây và lắng nghe lại tiếng âm vang để dựng lên hình ảnh về địa hình xung quanh, khiến chúng có thể nhận diện được con mồi hoặc những bãi đá ở gần đó.
Dù được sử dụng như một loại vũ khí, nhưng hoạt động này vẫn diễn ra một cách khá nhẹ nhàng do tính nhạy cảm của những chiếc sừng. Ảnh: Glenn Williams/NIST.
Những nghiên cứu trước đó nữacho thấy, chiếc sừng này không có những lớp men cứng bảo vệ bên ngoài như những chiếc răng, giúp nó trở nên nhạy cảm hơn với các kích thích dù là nhỏ nhất. Điều này giúp chúng có lợi thế trong việc định hướng hơn những loài cá echolocating khác.
Các nhà khoa học còn đặt những giả thuyết, như chiếc sừng ngoài vai trò giúp định hướng, còn cho phép nước biển đi vào bên trong, kích thích dây thần kinh ở phần cuối cùng của sừng gần với chóp đầu, giúp gửi tín hiệu đến não về môi trường xung quanh của nó.
Do độ nhạy cảm của chiếc sừng, nên chúng sẽ không dùng nó để làm những việc tùy hứng. Như trong những cảnh quay bên trên, chúng sử dụng chiếc sừng một cách rất nhẹ nhàng dù là đang săn mồi.
Sự phân chia và tranh giành lãnh thổ của chúng cũng phụ thuộc vào độ nhạy cảm của những chiếc sừng. Chúng đấu đá với nhau bằng những chiếc sừng, nên sừng quá nhạy cảm cũng là một nguyên nhân lớn dẫn đến sự thua cuộc.
Những đoạn phim này vẫn đang được các nhà khoa học xem xét và phân tích, nhằm giải thích kỹ lưỡng và chính xác hơn về hành vi của những chú kỳ lân biển. Dù sao, đây cũng là lần đầu tiên con người có thể quan sát được cách những chú kỳ lân biển dùng chiếc sừng độc đáo của mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao phân hà mã lại có thể giết chết hàng nghìn con cá mỗi năm? Phân hà mã đáng sợ đến mức nào?
Đảo rắn độc nguy hiểm nhất thế giới, không ai được phép cập bến: Hai bước chân là có 1 con rắn độc!
Cận cảnh 'cầu say rượu' ngoạn mục và độc đáo bậc nhất thế giới tại Na Uy
CLIP: Cầy mangut 'đánh úp' rắn hổ mang và cái kết khiến người xem 'sốc' nặng
CLIP: Hổ cắn chết rồi kéo báo đốm đi trước mặt du khách
CLIP: Khỉ chủ động tấn công rắn hổ mang chúa và cái kết bất ngờ