Hổ hiếm ở Malaysia bị đe dọa bởi nhu cầu sầu riêng của người Trung Quốc
‘Viagra thiên nhiên’ có nguy cơ biến mất do biến đổi khí hậu / Sôi động thị trường thiên thạch
Hổ Malayan, một trong những loài động vật đang nguy cấp, đối diện với việc môi trường sống tự nhiên bị thu hẹp trước nhu cầu sầu riêng tăng nhanh từ Trung Quốc. Ảnh: AP
Hổ Malayan là một trong những loài hổ có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới. Theo thống kê của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), hiện chỉ còn khoảng 300 cá thể của loài này đang sống trong tự nhiên ở khu vực phía nam của bán đảo Mã Lai. Tuy nhiên, môi trường sống của loài động vật quý hiếm này đang bị đe dọa bởi nhu cầu tiêu thụ sầu riêng ngày càng tăng của người Trung Quốc.
Những cánh rừng tại khu vực Raub tại bang Pahang của Malaysia là nơi tập trung một lượng lớn cá thể hổ Malayan sống trong tự nhiên, đang bị chặt và đốt để nhường chỗ cho các đồn điền trồng loại cây này. Các nhóm bảo vệ động vật hoang dã cảnh báo việc phá rừng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến khả năng sinh tồn của loài động vật này.
Nhu cầu sầu riêng tăng nhanh trong những năm gần đây từ Trung Quốc khiến giá loại trái cây này tăng cao. Để phục vụ thị trường đông dân nhất thế giới, những đồn điền sầu riêng đã mọc lên với số lượng lớn tại Malaysia, sầu riêng thậm chí còn được dự đoán sẽ trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của nước này, thay thế cho dầu cọ.Trong vòng một thập kỷ qua, giá trị nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc tăng trung bình 26% một năm, đạt mốc 1,1 tỉ USD vào năm 2016 và chưa có dấu hiệu sẽ giảm đi.
Nhưng cũng giống như việc các đồn điền trồng cọ ở Indonesia đe dọa môi trường sống của đười ươi hoang dã, các đồn điền sầu riêng mới được xây dựng ở Malaysia được cho là sẽ có tác động tiêu cực đến loài hổ đang nguy cấp của nước này.
Một thành viên thuộc tổ chức bảo tồn WWF Malaysia cho hay, các cánh rừng tại Raub đã trở thành điểm đến quen thuộc cho du khách Trung Quốc và Singapore để tham gia các “tour sầu riêng”. Giờ đây, thêm nhiều vùng bị khai phá để lấy đất trồng loại trái cây này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất