Hổ phách thời khủng long tiết lộ về “quái vật xâm lăng Mặt Trăng”
'Đệ nhất háo sắc' thời Tam quốc: Tào Tháo thua xa, tuổi 75 vẫn sung mãn như trai tráng / Khai quật ngôi mộ hơn 3.300 năm tuổi tìm thấy 'kho báu' bằng vàng
Một loài "quái vật bất tử" mới tên Aerobius dactylus vừa được các nhà khoa học xác định bên trong một mảnh hổ phách được tìm thấy ở Canada tận năm 1960.
>> Xem thêm: Cuốn sách 1.700 tuổi là văn bản cổ nhất thuộc sở hữu tư nhân được bán với giá 3,9 triệu USD
Theo Sci-News, mảnh hổ phách được xác định là từ kỷ Phấn Trắng (145-66 triệu năm trước), còn con quái vật cổ xưa bên trong nó được xác định là thuộc loài tardigrade, những "quái vật bất tử" có thể nói là sống dai nhất địa cầu.
>> Xem thêm: Ong bắp cày 'ma cà rồng' ở Amazon có khuôn mặt đáng sợ, ăn con mồi từ trong ra ngoài
Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1773, tardigrade là một nhóm động vật không xương sống cực nhỏ đa dạng, nổi tiếng với khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt.
>> Xem thêm: Uẩn khúc khiến đạo diễn Dương Khiết cả đời không dám xem Tây Du Ký 1986, hễ thấy sẽ lập tức tắt tivi
Các nghiên cứu gần đây cho thấy nó có thể tự khô lại, ngủ đông trong hàng thập kỷ khi môi trường xung quanh không còn nước, để rồi nhanh chóng sống dậy, ăn và sinh sản khi điều kiện thoải mái hơn.
Thậm chí loài này còn chịu được bức xạ tử thần trong môi trường giữa các vì sao.
>> Xem thêm: Diện kiến hoàng đế Minh triều Chu Đệ, vừa nói ra 1 sự thật, con trai Lưu Bá Ôn đã bị tống vào ngục, ép phải chết
Chúng cũng bị nghi ngờ rằng đang xâm lăng Mặt Trăng sau khi "quá giang" tàu vũ trụ Beresheet của Israel vào năm 2019 và có thể là một số con tàu khác nữa.
Đã có ý tưởng tận dụng một số gien "bất tử" của loài này đưa vào bộ gien của con người để các phi hành gia có thể trải qua các chuyến du hành liên hành tinh mà không bị bức xạ làm hại.
>> Xem thêm: Loại cây bonsai nằm trong bộ Tứ Linh ở Việt Nam giá hơn chục tỷ đồng, ngang bằng 8 mảnh đất
Với tiềm năng lớn trong khoa học, tìm ra bí mật về sự tiến hóa của những con quái vật bé nhỏ này rất được chú trọng.
Aerobius dactylus là một phát hiện đầy thú vị.
Theo TS Javier Ortega-Hernández từ Đại học Havard (Mỹ), đồng tác giả, trong miếng hổ phách nơi loài mới lộ diện có một loài tardigrade khác là Beorn leggi với 7 móng vuốt được bảo quản tốt, cơ thể rất giống các loài hiện đại.
“Mẫu vật thứ hai, tức Aerobius dactylus, có móng vuốt dài tương tự nhau trên mỗi cặp chân đầu tiên, nhưng móng vuốt bên ngoài dài hơn trên cặp chân thứ tư” - các tác giả cho biết.
Cả hai loài đều đóng vai trò là điểm hiệu chuẩn quan trọng cho cái gọi là phân tích đồng hồ phân tử, giúp các nhà khoa học ước tính thời gian của các sự kiện tiến hóa quan trọng.
Ví dụ, những phát hiện mới nhất cho thấy rằng loài tardigrade hiện đại có thể đã phân kỳ vào kỷ Cambri hơn 500 triệu năm trước.
Nghiên cứu cũng làm sáng tỏ sự tiến hóa của khả năng "bất tử" nơi loài vật này.
Các nhà khoa học tin rằng chúng đã bắt đầu tiến hóa các khả năng thích nghi đặc biệt từ đại Cổ Sinh (542-251 triệu năm trước), thứ giúp chúng vượt qua được đại tuyệt chủng cuối kỷ Permi, cũng là thời điểm kết thúc đại Cổ Sinh.
Rõ ràng khả năng đó đã được bảo tồn và tiến hóa dần, do đó sinh vật này đã tồn tại cho đến ngày này với "chân dung" không mấy khác biệt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam đẩy mạnh kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 290 lần Mỹ, tỉnh nắm giữ lớn nhất khai thác 1.000 năm cũng chưa hết 'mỏ vàng' này với công suất hiện tại
Có thể giết nhiều yêu quái trong 'nháy mắt' nhưng tại sao Tôn Ngộ Không lại mất 50 năm mới khuất phục được Khuê Mộc Lang?
Có chung họ, điều gì sẽ xảy ra nếu một con hổ nhìn thấy một con mèo?
Tại sao con người là sinh vật duy nhất trên Trái đất cần mặc quần áo? Có phải chúng ta thực sự không thuộc về trái đất?
Phân người lớn nhất từ trước đến nay, dài khoảng 20 cm, các nhà khoa học: quý như đá quý
Vị Đại tá duy nhất chào điều lệnh quân đội bằng tay trái, tên được đặt cho đường phố khi còn sống