Khám phá

Hóa ra Gia Cát Lượng không phải họ ‘Gia Cát’, bí mật được hé lộ qua câu nói này

Hóa ra Gia Cát Lượng không phải họ Gia Cát như chúng ta vẫn lầm tưởng.

Lão nông đào được chiếc bình hình mặt người và vứt xó bếp, chuyên gia cho rằng bảo vật quốc gia / 3 bảo vật "xuyên không" hàng nghìn năm, chuyên gia kinh ngạc khi phát hiện máy bay kỳ lạ

Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh là nhân vật nổi tiếng trong thời Tam Quốc. Nếu xét theo lẽ thường, nếu được gọi là Gia Cát Lượng thì họ của ông phải là Gia Cát, nhưng năm 223 SCN, sau khi Lưu Bị qua đời, Lưu Thiện nói một câu hé lộ bí ẩn về thân thế của Gia Cát Lượng.

Một câu chuyện cụ thể đằng sau câu nói của Lưu Thiện và nó được chép lại trong cuốn “Ngụy Lược”. Theo quy tắc thời bấy giờ, năm hoàng đế qua đời không thể sửa đổi niên hiệu. Nghĩa là năm 223 chính là năm Chương Vũ thứ 3, niên hiệu mới sẽ bắt đầu tính từ năm 223 do tân quân đặt ra. Lưu Bị vừa qua đời vào tháng 4, đến tháng 5, Lưu Thiện đổi niên hiệu thành Kiến Hưng Nguyên Niên.

Mặc dù đây là điều bất kính với hoàng đế đã băng hà nhưng Lưu Thiện vẫn một mực làm. Quần thần không thể phản đối đành thuận theo, chỉ duy nhất Gia Cát Lượng là không đồng ý. Vì thế, Lưu Thiện đã nói với Gia Cát Lượng rằng: “Chính do Cát thị, tế tắc quả nhân”. Theo câu nói này, Gia Cát Lượng mang họ Cát, song Gia Cát Lượng còn có một người anh trai là Gia Cát Cẩn, em trai Gia Cát Quân, ba người đều thuộc họ Gia Cát. Vậy thực hư thế nào?

Hóa ra Gia Cát Lượng không phải họ ‘Gia Cát’.

Hóa ra Gia Cát Lượng không phải họ ‘Gia Cát’.

Theo sử sách ghi chép, Gia Cát Lượng là người Lang Nha, hậu nhân của Hán triều Tư Lệ Hiệu Úy Gia Cát Phong. Lần theo lịch sử, tổ tiên của Gia Cát Lượng ở Lang Nha Dương Đô (nay là Lâm Nghi, Sơn Đông, Trung Quốc).

Lang Nha có một vị tướng lĩnh nổi tiếng trong thời tiền Tần là Cát Anh. Trong “Sử ký - Trần Thiệp thế gia” của Tư Mã Thiên có ghi chép một câu: "Cát Anh đến Đông thành, lập Tương Vương làm Sở vương. Đến Trần, Trần vương tru sát Cát Anh". Cát Anh vì công lao quá lớn, bị Trần Thiệp sát hại. Tuy nhiên, sau khi nhà Hán thành lập, Lưu Bang vẫn nhớ tới công lao của ông nên phong Cát Anh làm Gia huyện hầu.

Kể từ đó, hậu nhân của Cát Anh khi giới thiệu bản thân thường tự xưng là "Gia huyện chi Cát" (họ Cát đến từ huyện Gia) để phân biệt mình và họ Cát khác ở Dương Đô. Theo thời gian, hậu nhân của Cát Anh đơn giản gọi mình là "Gia Cát". Mà Gia Cát Lượng chính là hậu nhân của Cát Anh.

Theo chính sử miêu tả, Lưu Thiện vốn là người thích đọc sách sử chứ không phải kẻ ngu xuẩn như trong "Tam quốc diễn nghĩa" hay "Cao tổ bản kỷ". Hơn nữa, Gia Cát Lượng theo Lưu Bị và Lưu Thiện nhiều năm như vậy ắt hẳn Lưu Thiện phải biết Gia Cát Lượng họ gì. Vì vậy, Lưu Thiện muốn thể hiện bản thân tôn trọng Gia Cát Lượng nên cố ý nói ra "Chính do Cát thị, tế tắc quả nhân", tức nói cho Gia Cát Lượng biết “Ngài lo chuyện trị quốc, ta lo chuyện tế tự”.

 

Thực tế là Lưu Thiện từ lâu bị Lưu Bị và Gia Cát Lượng chèn ép, mãi tới khi Lưu Bị qua đời mới được nếm trải mùi vị quyền lực, đương nhiên muốn thể hiện địa vị. Vì thế ẩn ý trong câu của Lưu Thiện nói với Gia Cát Lượng thực ra là "Chủ công mới của ngươi là ta, không phải Lưu Bị".

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm