Khám phá

Hóa ra Tôn Ngộ Không có thật ngoài đời, nguyên mẫu là người đàn ông xấu xí có lai lịch rất đặc biệt?

Tôn Ngộ Không được cho là có thật ngoài đời, nguyên mẫu là một người đàn ông Trung Quốc có lai lịch cực kì đặc biệt.

Trong Tây Du Ký, gậy Như Ý của Tôn Ngộ Không và Đinh Ba 9 răng của Trư Bát Giới cái nào mạnh hơn? Câu trả lời khiến nhiều người 'sốc' nặng / Phép thuật Tôn Ngộ Không hay dùng nhất trong Tây Du Ký, khiến các thần tiên đau đầu, lừa được cả thiên hạ

Tôn Ngộ Không là nhân vật được xây dựng thành công trong Tây Du Ký. Dù có ngoại hình vô cùng xấu xí, tính cách kiêu ngạo, nóng nảy nhưng Tôn Ngộ Không vẫn được khán giả nhiều thế hệ vô cùng yêu quý vì sự hướng thiện, luôn ra tay tương trợ sư phụ và những người gặp khó khăn.

Hình tượng Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký 1986

Tôn Ngộ Không sở hữu 72 phép thần thông, cưỡi mây vượt gió nhờ Cân Đẩu Vân nên nhiều người cho rằng nhân vật này chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng. Một số giả thiết còn cho rằng đại đồ đệ của Đường Tăng có nguồn gốc từ truyền thuyết của Hanuman, là một anh hùng khỉ Ấn Độ từ thiên sử thi Ramayana.

Thần khỉ Hanuman trong Ấn Độ giáo

Tuy nhiên, việc nhóm khảo cổ Trung Quốc phát hiện ra những bức bích họa có niên đại hơn 1.000 năm trong Động Thiên Phật, cách huyện Tây An, tỉnh Cam Túc khoảng 90 km lại đưa ra một nguồn gốc khác của Tôn Ngộ Không. Theo đó, Tôn Ngộ Không có thể chính là "Hầu hình nhân" (người hình khỉ) xuất hiện trên các bức bích họa. Ông ta có tư thế đứng trang nghiêm chắp tay hành lễ, hướng mặt về phía Phật Bà Quan Âm trên đài Kim Cương bảo thạch.

Tranh vẽ pháp sư Huyền Trang trên đường đi thỉnh kinh

Trưởng nhóm nghiên cứu là giáo sư Hà Văn Kiệt nhận định rằngTôn Ngộ Không thực sự có thật ngoài đời. Nguyên mẫu chính là người đàn ông tên Thạch Bàn Đà, quê tại thành Tiên Dương, người dân tộc Hồ. Thạch Bàn Đà dù diện mạo thô kệch, xấu xí, bị gắn với biệt danh "Hầu hình nhân" nhưng lại được người người yêu quý vì bản tính thật thà, thông minh nhanh nhẹn, lại thêm võ nghệ cao cường, hay diệt trừ thú dữ, ra tay giúp dân lành.

Năm 629, khi biết tin Đường Tăng dừng chân tại vùng Tiên Dương và giảng kinh cho dân ở đây, Thạch Bàn Đà đã đến nghe và nhanh chóng bị cảm hóa, quyết tâm đi theo tháp tùng Đường Tăng đến Tây Thiên. Dù đây chỉ kết luận của một nhóm nghiên cứu nhưng cũng rất thuyết phục và được nhiều người tin tưởng. Còn để đưa ra gốc gác chính xác của Tôn Ngộ Không thì đến nay vẫn chưa ai làm được.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm