Tôn Ngộ Không trộm quả nhân sâm chỉ đưa cho Trư Bát Giới và Sa Tăng, sao không đưa một quả cho Bạch Long Mã?
Bê bối lớn nhất Tây Du Ký 1986 khiến Dương Khiết thề không xem, 4 thầy trò Đường Tăng quỳ xin lỗi / Trong 'Tây Du Ký', hai loại quả giúp trường sinh là đào tiên và nhân sâm, loại nào hiệu quả hơn? Thổ Địa tiết lộ bí mật chỉ bằng một lời
Tây Du Ký là một trong bốn tác phẩm kinh điển nổi tiếng của Trung Quốc, không những được lưu truyền rộng rãi mà còn được mọi người vô cùng yêu thích. Giá trị nghệ thuật và văn hóa của Tây Du Ký rất cao, ẩn chứa một số bí mật đằng sau mà ít ai biết.
Ảnh minh họa
Trong Tây Du Ký, sau khi nhận khảo nghiệm tứ Thánh, thầy trò Đường Tăng tiếp tục hành trình thỉnh Kinh, đi một lúc thì thấy quả núi cao sừng sững chắn đường. Đó chính núi Vạn Thọ, nơi xảy ra cố sự trộm nhân sâm và đánh dấu một giai đoạn trọng đại trong tu luyện của Tôn Ngộ Không nói riêng và tam đồ đệ nói chung.
Khi Đường Tăng và các đệ tử đi ngang qua Ngũ trang quán, hai tiểu đồng nghe theo lời dặn của sư phụ Trấn Nguyên Tử mang đến hai trái nhân sâm tới mời Đường Tăng. Nhưng vì loại quả này trông tựa đứa trẻ mới sinh nên Đường Tăng nhất mực khước từ.
Hai tiểu đồng không còn cách nào khác đành quay về phòng và chia nhau mỗi người một quả. Bí mật này chẳng may lọt vào tai Trư Bát Giới, động tới bản tính háu ăn của “lão Trư”. Trư Bát Giới xúi giục Tôn Ngộ Không ăn trộm vài quả nhân sâm để ăn cho biết mùi biết vị.
Ngay khi được chiến lợi phẩm, Ngộ Không lần lượt chia cho Trư Bát Giới, Sa Tăng. Điều khó hiểu là Bạch Long Mã cũng là đồ đệ của Đường Tăng, tại sao Tôn Ngộ Không lại không trộm thêm một quả nữa đưa cho hắn?
Bạch Long Mã hoàn toàn không cần quả nhân sâm này
Trước hết, Bạch Long Mã là Tam Thái tử Ngao Liệt của Tây Hải Long Vương, phạm trọng tội nên bị treo lên cửa Trời chờ chết. May nhờ có Bồ Tát đi qua xin Thượng Đế cho hoá thân thành ngựa để giúp Đường Tăng thỉnh kinh mà chuộc tội.
Chính vì thế, Bạch Long Mã được coi là đồ đệ thứ hai của Đường Tăng. Chỉ có Đường Tăng và Tôn Ngộ Không biết bí mật này. Trên đường đi, Bạch Long Mã rất ít khi mở miệng nói, nó thường im lặng, giấu mình thật sâu và lặng lẽ làm tròn bổn phận. Trư Bát Giới và Sa Tăng chưa từng biết về lai lịch của Bạch Long Mã nên chỉ xem nó như là con ngựa bình thường.
Bạch Long Mã không tranh giành địa vị cao thấp, không quan tâm đến lợi ích và tổn thất cá nhân. Mặc dù gia nhập nhóm thầy trò đi thỉnh kinh sớm hơn cả Trư Bát Giới nhưng Bạch Long Mã vẫn gọi Bát Giới và Sa Tăng là sư huynh.
Vậy nên, bất luận Đường Tăng cùng đệ tử tới nơi nào, đều sẽ để Bạch Long Mã sống trong chuồng ngựa. Ngoại trừ những tình huống khẩn cấp, anh sẽ biến thành người để giúp đỡ họ.
Từ góc độ này nhìn ra, sau khi Tôn Ngộ Không trộm quả nhân sâm, hắn đương nhiên sẽ không đưa cho Bạch Long Mã, bởi hắn không muốn phá vỡ sự kỳ vọng của Bồ Tát đối với bạch mã.
Ngoài ra, Tôn Ngộ Không cũng không đưa quả nhân sâm cho Bạch Long Mã vì quả nhân sâm này là đi trộm không tiện nói
Trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không luôn là một nhân vật thẳng thắn, phân biệt rõ ràng thiện ác, hắn khinh thường làm một số việc lén lút, bởi vì trong lòng Tôn Ngộ Không, hắn muốn ăn gì cũng được, không có chuyện ăn trộm. Chính vì Trư Bát Giới cầu xin nên Tôn Ngộ Không mới phá lệ.
Hơn nữa, quả nhân sâm này không phải là đồ trần thế, phải mất vạn năm mới có thể cho ra ba mươi quả, vậy nên Tôn Ngộ Không không dám lấy nhiều hơn. Sau khi mất quả đầu tiên, Tôn Ngộ Không đã dùng dụng cụ chuyên dụng chỉ để hái 3 quả cho mọi người.
Còn về phần Bạch Long Mã, vì không nói được và không có mặt tại đó nên Ngộ Không không không lấy cho hắn một quả vì tránh rủi ro.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ