Khám phá

Hóa thạch thằn lằn lâu đời nhất thế giới có niên đại 240 triệu năm

Các nhà cổ sinh vật học đã xác định được hóa thạch thằn lằn lâu đời nhất thế giới, cung cấp thêm những hiểu biết quan trọng về sự tiến hóa của thằn lằn và rắn hiện đại.

Phát hiện hóa thạch hơn 2 triệu năm tuổi của "họ hàng" tổ tiên loài người / Lần đầu phát hiện hóa thạch khủng long con ở Nam bán cầu

Hóa thạch 240 triệu năm tuổi mang tên Megachirella wachtleri được tìm thấy tại dãy núi Dolomites, phía bắc Italy, là tổ tiên lâu đời nhất của nhóm bò sát squamates bao gồm thằn lằn và rắn, theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature vào ngày 30/5.
Hóa thạch Megachirella wachtleri có niên đại 240 triệu năm là tổ tiên cổ xưa nhất của thằn lằn và rắn hiện đại. Ảnh: Davide Bonadonna.
Hóa thạch Megachirella wachtleri có niên đại 240 triệu năm là tổ tiên cổ xưa nhất của thằn lằn và rắn hiện đại. Ảnh: Davide Bonadonna.

Để hiểu rõ hơn đặc điểm giải phẫu của Megachirella wachtleri và sự phát triển của nhóm động vật squamates trong thời kỳ đầu, nhóm nghiên cứu tạo ra bộ dữ liệu bò sát lớn nhất thế giới thay vì dựa vào tài liệu hiện có. Họ tiến hành phân tích DNA, chụp cắt lớp vi tính (CT) hóa thạch và mẫu vật sống của 130 loài thằn lằn, rắn từ khắp nơi trên thế giới trong hơn 4 năm.
Kết quả cho thấy, mẫu vật Megachirella wachtleri là họ hàng lâu đời nhất của tất cả các loài thằn lằn và rắn đang sống trên Trái Đất hiện nay.
"Mẫu vật này lâu đời hơn 75 triệu năm so với những gì chúng tôi từng nghĩ là hóa thạch thằn lằn cổ nhất thế giới. Kết quả nghiên cứu cung cấp những thông tin giá trị để hiểu thêm về các loài squamates sống trong thời hiện đại cũng như đã tuyệt chủng", Tiago Simões, tác giả chính của nghiên cứu tại Đại học Alberta (Canada), cho biết.
Hiện nay, có 10.000 loài thằn lằn và rắn sinh sống trên khắp thế giới, gấp đôi số loài động vật có vú. Tuy nhiên, giới khoa học trước đây vẫn chưa biết nhiều điều về giai đoạn đầu trong quá trình tiến hóa của chúng.
"Hóa thạch là cửa sổ chính xác duy nhất giúp chúng ta nhìn vào quá khứ cổ đại", Michael Caldwell, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm