Hóa thạch tiết lộ bữa ăn cuối cùng của loài 'rồng ngủ'
Các nhà cổ sinh vật học đã thu thập được một số thông tin mới đầy thú vị qua nghiên cứu dạ dày của loài “rồng ngủ” nodosaur - loài khủng long có hóa thạch được bảo quản tốt nhất trên thế giới. Qua đó, các nhà khoa học không chỉ xác định được khẩu phần bữa ăn cuối cùng, mà còn biết được cách nó tìm thức ăn và cả thời điểm tử vong.
Tìm thấy hóa thạch cực hiếm của “siêu khủng long” khổng lồ / Hóa thạch côn trùng kỳ lạ 151 triệu năm tuổi
Tranh minh họa một con khủng long Borealopelta markmitchelli (còn gọi là nodosaur) với bữa ăn có thành phần chủ yếu là lá dương xỉ. Nguồn: Julius Csotonyi, Bảo Tàng Cổ động vật học Hoàng gia Tyrrell.
Những phát hiện trên được rút ra từ nghiên cứu trên hóa thạch của một con Borealopelta markmitchelli, hay còn gọi là nodosaur, có niên đại 110 triệu năm tuổi, thuộc phân bộ giáp long (Ankylosauria) thuộc nhóm khủng long ăn thực vật. Hóa thạch này được phát hiện năm 2011 trong một hầm mỏ ở Alberta, Canada và được bảo quản dưới dạng 3D. Đặc biệt, mẫu hóa thạch vẫn có nguyên vẹn khó tin khi còn cả da, vảy và các chất chứa trong dạ dày. Vì vậy mà các nhà nghiên cứu ví hóa thạch của nó như bức tượng tạc con rồng đang say ngủ.
Qua xét nghiệm bên trong dạ dày của con nodosaur, một trong những mẫu dạ dày khủng long hiếm hoi còn giữ được chất dịch bên trong, các nhà nghiên cứu đã không khó khăn để xác định bữa ăn cuối cùng của con khủng long này là các loài thực vật, chủ yếu là cây dương xỉ. Khoảng 88% thức ăn được nó nhai vào là lá dương xỉ và hơn 7% còn lại là thân và cành cây.
Hóa thạch khủng long nodosaur được trưng bày tại Bảo tàng Cổ sinh vật học Hoàng gia Tyrell tại Alberta, Canada.
Hàm lượng dương xỉ cao cho thấy con nodosaur này tương đối kén chọn đồ ăn, khi mà môi trường vào thời điểm nó còn sống có rất nhiều loại thực vật đa dạng. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện một số thành phần thực vật khác bên trong dạ dày của nó, bao gồm phấn hoa, bào tử từ rêu hoặc cỏ gan, thạch tùng dùi và cây lá kim.
Người ta cũng tìm thấy đá trong hệ tiêu hóa của B. markmitchelli, được cho là những viên “sỏi dạ dày” thường được các loài khủng long và chim nuốt vào để hỗ trợ tiêu hóa. Đặc biệt hơn nữa, bên trong dạ dày hóa thạch còn chứa hàm lượng than nhiều đáng kể. Số than này sinh ra từ các mẩu cây bị cháy, cho thấy con vật có thể đã kiếm ăn trong vùng bị cháy trước đó không lâu, theo nhà nghiên cứu David Greenwood.
Nhóm nghiên cứu thậm chí có thể xác định tương đối chính xác thời gian tử vong của B. markmitchelli. Vì cả các mảnh cây và xác đều ở trong trạng thái khá nguyên vẹn, con khủng long nodosaur này đã tử vong và bị vùi dưới lớp bùn cửa biển không lâu sau bữa ăn cuối cùng của nó. Chắc chắn trong thời gian sắp tới, nodosaur vẫn sẽ được tập trung nghiên cứu để khám phá những bí mật đằng sau nó. Hóa thạch Borealopelta markmitchelli hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Hoàng gia Tyrell, Canada.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Việt Nam phát hiện nhiều thú quý hiếm, có loài đang nguy cấp, được thế giới truy lùng ráo riết
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
Cột tin quảng cáo