Hóa thạch tiết lộ ‘King Kong’ có họ hàng với đười ươi
Sự thật về người ngoài hành tinh qua lời kể của phi hành gia trên Mặt Trăng / Khám phá cặp chó Becgie Đức có khả năng phát hiện ung thư vú chính xác 100%
Kênh CNN (Mỹ) dẫn nguồn tin công bố trên Tạp chí Nature cho biết, dựa trên thông tin di truyền được phân tích từ hàm răng 1,9 triệu năm tuổi của loài vượn đã tuyệt chủng, các nhà khoa học đã nhận định đười ươi là họ hàng gần nhất còn tồn tại của loài linh trưởng có tên gọi Gigantopithecus blacki. Được biết Gigantopithecus blacki là một loài vượn khổng lồ cao khoảng 3 mét, nặng gấp đôi con khỉ đột trưởng thành.
Lấy cảm hứng từ loài vượn khổng lồ được mệnh danh là King Kong, các nhà làm phim Hollywood đã tạo ra nhiều tác phẩm điện ảnh gây ấn tượng mạnh với công chúng, điển hình là bộ phim Jungle Book (Cậu bé rừng xanh) với nhân vật Vua khỉ Louie.
Hóa thạch của loài linh trưởng thời tiền sử từng sống ở miền Nam Trung Quốc được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1935 sau khi một nhà khoa học tìm thấy phần xương hàm trong một cửa hàng thuốc cổ truyền ở Hong Kong (Trung Quốc) được gọi là “răng rồng”.
Tuy nhiên, vẫn chưa tìm thấy hộp sọ hoàn chỉnh hoặc bất kỳ mảnh xương nào khác từ phần còn lại của hóa thạch xương hàm. Bằng chứng duy nhất còn tồn tại về loài vượn khổng lồ từng sống cách đây 300.000 năm chỉ là bốn mảnh xương hàm và vài nghìn chiếc răng. Phát hiện này đã dẫn đến nhiều suy đoán khác nhau.
“Đó là một loài còn nhiều bí ẩn. Có nhiều giả thiết khác nhau về loài này”, ông Enrico Cappellini, Phó giáo sư khoa Khoa học Sức khỏe và Y học tại Viện Địa cầu thuộc Đại học Copenhagen chia sẻ.
Nhóm các nhà khoa học đã sử dụng kỹ thuật nghiên cứu protein trên men răng hàm được tìm thấy trong một hang động ở miền Nam Trung Quốc để nghiên cứu mối quan hệ của Gigantopithecus blacki với loài đười ươi còn sống. Tuy nhiên, họ không khẳng định bề ngoài của loài Gigantopithecus trông giống như một con đười ươi hiện đại.
“Kết quả phân tích đã giúp chấm dứt những cuộc tranh luận. Về mặt di truyền học, loài linh trưởng này có vẻ ngoài giống với đười ươi. Thông tin mà chúng tôi phát hiện không đủ để cung cấp thêm kiến thức nào về cấu tạo sinh học, hình dạng và thể chất của loài này”, ông Cappellini nói thêm.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng kỹ thuật palaeoproteomics để làm rõ lịch sử tiến hóa ẩn trong các hóa thạch quá cũ để bảo tồn DNA. Điều này sẽ giúp tạo ra cuộc cách mạng tri thức về tổ tiên của loài người.
Tuy nhiên, vật chất di truyền trong hóa thạch chỉ cho phép chúng ta tái dựng lại 50.000 năm tiến hóa. Trong khi hóa thạch cổ đại nhất của người tiền sử cách ngày nay đến 400.000 năm. Kỹ thuật mới mở ra hy vọng giải mã khoảng trống hàng trăm nghìn năm tiến hóa của loài người.
Đây cũng là lần đầu tiên vật chất di truyền cổ đại này được lấy từ một hóa thạch ở khu vực cận nhiệt đới, có thời tiết nóng ấm khiến vật chất có khả năng phân rã nhanh hơn.
“Cho đến nay, người ta chỉ có thể lấy thông tin di truyền từ hóa thạch lên tới 10.000 năm tuổi ở những khu vực ấm áp và ẩm ướt. Điều này thật thú vị bởi những di tích từ của tổ tiên chúng ta – loài Homo sapiens cũng chủ yếu được tìm thấy ở các khu vực cận nhiệt đới. Chúng ta cũng có thể thu thập các thông tin tương tự về quá trình tiến hóa của loài người tại đây”, ông Frido Welker, nhà nghiên cứu tại Viện Địa cầu - Đại học Copenhagen thuộc khoa Khoa học Sức khỏe và Y học, Đại Học Copenhagen cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Lăng mộ thờ tổ đồ sộ bậc nhất Việt Nam ở làng tỷ phú: Cao 41m, mất tới 9 năm xây dựng
Việt Nam có một loài cá 'quý như vàng', xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới, có bộ phận bán giá gần 2 tỷ
CLIP: Người đàn ông dùng võ thuật đối đầu với chó Ngao Tây Tạng và cái kết bất ngờ
Tre không phải loài cây, gọi là gì?