Hoàng đế Càn Long quyết chôn sống tiểu công chúa bị dị tật, Hoàng hậu Phú Sát thị chỉ dùng 9 chữ liền có thể biến tức giận thành vui mừng
Ảnh hiếm về 3 thế hệ gia đình Hoàng đế nhà Thanh cuối cùng / Bí ẩn xung quanh khu nhà cổ từ triều nhà Thanh
Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa hàng nghìn năm, có nhiều sự việc thuộc về tín ngưỡng mặc dù không có cơ sở khoa học chứng minh nhưng người xưa đều đặc biệt tin tưởng và tuân thủ nghiêm túc, thậm chí là cả Hoàng đế.
Theo tương truyền, Hoàng đế Càn Long thời nhà Thanh đã ra lệnh chôn sống một tiểu công chúa bị dị tật khi vừa mới ra đời. Lúc đó, Hoàng hậu Phú Sát thị chỉ dùng 9 chữ là đã có thể khiến Hoàng đế đang tức giận chuyển sang trạng thái vui mừng.
Vị tiểu công chúa đáng thương này làHòa Thạc Hòa Gia Công chúa, con gái của Thuần Huệ Hoàng quý phi Tô thị và cũng là nguyên mẫu lịch sử của nhân vật Hạ Tử Vi trong phim truyền hình kinh điển "Hoàn Châu cách cách".
Hòa Thạc Hòa Gia Công chúa ra đời vào năm Càn Long thứ 10. Nghe tin ái phi hạ sinh con gái, Hoàng đế lập tức đến thăm nhưng lại phát hiện 2 bàn tay tiểu công chúa có dị tật kỳ quặc. Các ngón tay của nàng không thể hoạt động như người bình thường, giữa các ngón tay có một lớp màng như chân vịt.
Vào thời điểm đó, sinh ra một đứa bé có tật có thể xem là 1 điềm xấu. Do đó, mặt mày Hoàng đế Càn Long lập tức biến sắc, hạ lệnh chôn sống ngay lập tức. Tô thị vừa nghe xong liền nước mắt ngắn nước mắt dài cầu xin Hoàng đế tha mạng cho con gái nhưng ông không hề dao động, sai người đào một hố sâu trong Ngự hoa viên. Ông không muốn đứa bé bị tật ở tay làm ảnh hưởng đến thanh danh của Hoàng tộc.
Hoàng hậu Phú Sát thị đứng cạnh cũng không biết làm sao để ngăn cản. Có người truyền lại rằng, lúc đó, Hoàng hậu Phú Sát thị đã vội vàng nói ra 9 chữ "Cách cách sinh Phật chưởng, thừa hoan Thái hậu" với hàm ý: Tiểu công chúa ra đời với bàn tay giống Phật, có thể khiến Thái hậu vui vẻ.
Hoàng đế nghe xong đã lập tức vui vẻ trở lại, ôm đứa bé vào lòng và cười nói: "Thật may mắn là có Hoàng hậu nhắc nhở, Thái hậu ngày ngày lễ Phật, đến nay thì sinh ra một "Phật chưởng công chúa", há chẳng phải là công sức của Thái hậu Lão Phật gia hay sao". Nhờ vậy mà Hòa Thạc Hòa Gia Công chúa đã có thể yên ổn sống đến tuổi trưởng thành.
Tuy nhiên, bên cạnh lời truyền này còn có tài liệu ghi chép rằng: Tiểu công chúa sống sót là nhờ vào sự nhanh trí của Thuần phi Tô thị. Bà đã hối lộ bà mụ để họ nói nhỏ với Hoàng đế Càn Long rằng bàn tay bị tật của công chúa rất giống với tay Phật, có thể đây là một vị Phật tái sinh và là dấu hiệu của sự may mắn.
Nhưng dù thế nào thì Hòa Gia Công chúa vẫn lớn lên trong an vui dù sinh ra không lành lặn. Năm Càn Long thứ 25 (năm 1760), nàng hạ giá lấy Phúc Long An và được vua cha chi rất nhiều tiền của xây dựng phủ Tứ công chúa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngã ba độc nhất vô nhị trên thế giới nằm ở Việt Nam, ngắm được 3 nước Đông Dương cùng một lúc
CLIP: Đóng giả ngựa vằn trêu sư tử, 2 chàng trai lập tức 'nếm trái đắng'
Vận rủi liên tiếp sau trúng số: Nhận 33 tỷ, giấu chồng ly hôn, người vợ phải trả giá đắt
CLIP: Tấn công ngựa, 2 con chó Pitbull bị đá 'vỡ mồm'
CLIP: Bị khỉ cà khịa, rắn hổ mang nổi điên đáp trả và cái kết khó đoán
Vị vua giỏi chiến trận nhất Việt Nam, khiến kẻ thù sợ như cọp và cái chết bí ẩn vẫn chưa có lời giải