Khám phá

Hoàng đế cuồng si người đẹp và hành động không ngờ trong quan tài khiến người đời ám ảnh

Ở chốn cung cấm Trung Hoa xưa có một Hoàng đế đã vì người đẹp mà bỏ cả triều chính, bắt quân lính đi tìm những sản vật ngon, lạ và cung phụng đến mức dốc tiền xây cung điện nguy nga rất tốn kém, đó là Mộ Dung Hi.

Lý do vì sao chúng ta không bao giờ biết nhan sắc thật của vua Càn Long và các Hoàng đế Trung Quốc / Một ngày làm Hoàng đế liệu có "sướng như tiên" như người ta vẫn nói?

Mộ Dung Hi là hoàng đế của nước hậu Yên ở Trung Hoa xưa. Ông là con trai của người sáng lập nhà Hậu Yên Mộ Dung Thùy. Sau khi cháu trai là Mộ Dung Thịnh qua đời, Mộ Dung Hi lên ngôi nhờ vào tình cảm riêng tư với chị dâu là Đinh Thái Hậu. Lúc đó, Mộ Dung Hi mới 17 tuổi.

Sau khi lên ngôi, Mộ Dung Hi bắt đầu tuyển tú nữ vào cung. Trong số các tú nữ, Mộ Dung Hi mê như điếu đổ cặp chị em họ Phù: Phù Nhung Nga vàPhù Huấn Anh. Đây là 2 con gái củamột vịquan có thanh thế, từ nhỏ được dạy dỗ chu đáo và sở hữu gương mặt thanh tú. Phù Nhung Nga, Phù Huấn Anh được tuyển vào cung làm cho tình cảm của Mộ Dung Hi với Đinh Thái Hậu phai nhạt dần.

Vị hoàng đế này mê mẩn sắc đẹp của 2 chị em đến mức dường như quên hết tất cả, suốt ngày ở bên 2 người đẹp. Sau khi vào cung, Phù Nhung Nga được phong làm Chiêu Nghi, còn Phù Huấn Anh được phong tần. Trong khiMộ Dung Hi vui vẻ với những gì đã làm cho 2 người đẹp thì Đinh Thái Hậu cảm thấy đó là những việc "chướng tai gai mắt", nổi lòng ghen tuông, căm hận, bởi vì 2 cô gái trẻ mà Mộ Dung Hi đã quên hết tình nghĩa một thời của 2 người.

Mộ Dung Hi cuồng si 2 người đẹp khiến cho Đinh Thái Hậu thấy "chướng tai gai mắt"(Ảnh minh họa)

Mộ Dung Hi ngôi lên ngai vàng cũng là nhờ có tình cảm với Đinh Thái Hậu,Đinh Thị đã cất nhắc cho Mộ Dung Hi lên ngôi nhưng vị hoàng đế này lại sủng ái 2 cô gái xinh đẹp mới chân ướt chân ráo vào cung, không khác gì "vuốt mặt chẳng nể mũi". Theo thời gian, những việc Mộ Dung Hi làm khiến Đinh Thi tức "bầm tím ruột gan". Đinh Thái Hậu nảy sinh ý định tạo phản nhằm truất ngôi Mộ Dung Hi để vừa dạy cho một bài học vừa thỏa cơn ghen sục sôi trong lòng.Thế nhưngkế hoạch bị bại lộ, âm mưu tạo phản đến tai Mộ Dung Hi. Chính ôngđã ép Đinh Thái Hậu phải tự sát. Sau khi bà qua đời, Mộ Dung Hi vẫn tổ chức tang lễ rất chu đáo.

Khi Đinh Thái Hậu đã qua đời, Mộ Dung Hi khôngcòn ai ngáng đường, giống "hổ mọc thêm cánh", hoàng đế dành thời gian tận hưởng bên chị em họ Phù. Vốn tính háo sắc, Mộ Dung Hi quấn quýt lấy 2 chị em cả ngày, dồn của cải xây cung điện và các công trình hoành tráng để lấy lòng.Năm 403, Mộ Dung Hi cử 20.000 người tham gia xây dựng Long Đằng Uyển ngay trong hoàng cung. Dưới cái nắng như thiêu như đốt mùa hè, quân lính không được nghỉ ngơi, họ phải làm việc liên tục để hoàn thành công trình, hậu quả là nhiều người bị thiệt mạng do kiệt sức.

Mộ Dung Hi đưa mẹ lên vị trí Thái Hậu, còn Phù Huấn Anh lên chức vị Hoàng hậu. Hai chị em nhà họ Phù càng ngày càng được sủng ái nhiều hơn, Hoàng đế yêu chiều hết mức.Năm 404, Phù Nhung Nga chẳng may lâm bệnh. Mộ Dung Hi cố gắng tìm thầy tìm thuốc khắp nơi để cứu chữa. Có một vị ngự y khẳng định có thể chữa khỏi cho Phù Nhung Nga nhưng mọi chuyện không như lời hứa. Sau khi uống thuốc, Nhung Nga qua đời. Mộ Dung Hi buồn bã và chán nản vì hậu cung mất đi một thê thiếp được sủng ái hết mực. Mộ Dung Hi đã trừng trị vị ngự y vì không chữa bệnh thành công, người đàn ông này bị thiêu chết trước sự chứng kiến của mọi người.

Khi Nhung Nga không còn, bao nhiêu tình thương, sự sủng ái được Mộ Dung Hi dành cho Phù Huấn Anh (tức Phù Hoàng Hậu). Tất cả mọi chuyện từ lớn đến nhỏ trong cung cho đến chính sự Mộ Dung Hi đều hỏi Phù Huấn Anh. Nhiều người cảm thấy Phù Hoàng Hậu có tiếng nói rất lớn trong mọi quyết định của triều đình.Biết Hoàng hậu thích ra ngoài cung đi chơi, săn bắn, ngao du sơn thủy, Hoàng đếvẫn chiều lòng. Ông bỏ bê triều chính, ra ngoài và đi khắp nơi; mỗi lần đi như vậycó rất nhiều binh sĩ, người hầu đi theo. Trong khi Mộ Dung Hi và Hoàng hậu tận hưởng thì không ít binh sĩ đã phải mất mạng vì bị chó sói hay thú dữ tấn công.

Từ chuyện ăn uống, đi chơi đến sở thích cá nhân của Phù Hoàng Hậu đều được Mộ Dung Hi chăm lo trên cả tuyệt vời. (Ảnh minh họa)

 

Cuộc đi chơi của 2 người xa cả trăm km, đến cả những vùng thuộc Nội Mông ngày nay, hay phíanam xa đến tận Hà Bắc. Phù Hoàng Hậu có sở thích khác người là thích món ăn mùa đông vào mùa hè và mùa hè vào mùa đông nên nhiều binh lính phải đi tìm. Mộ Dung Hi sẵn sàng cử binh lính lùng bằng được để làm hài lòng người đẹp.Thậm chí, Phù Huấn Anh thích bơi lội, trong cung không có đủ không gian cho nên Mộ Dung Hi dẫn Hoàng hậu đến các sông hồ có nước trong, cảnh đẹp để nàng được bơi lội theo sở thích. Từ chuyện ăn uống, đi chơi đến sở thích cá nhân của Phù Hoàng Hậu đều được Mộ Dung Hi chăm lo trên cả tuyệt vời.

Chuyện ra trận từ xưa chỉ có binh lính trai tráng nhưng vì không thể rời xa nổi Phù Hoàng hậu nên Mộ Dung Hi cũng dẫn theo. Năm 405, trong một trận đánh vào thành của Cao Câu Ly và sắp giành chiến thắng; nhưng Hoàng đếbất ngờ ra lệnh cho quân phá bỏ và san bằng các bức tường thành để ông dẫn Phù Hoàng hậu vào. Khi bính lính làm điều này, quân Câu Cao Ly đã có thời gian củng cố và đánh bật lại khiến cho Mộ Dung Hi chuốc lấy thất bại.

Được Hoàng đế yêu chiều, sống trong cảnh nhung lụa giàu sang, nhưng Phù Huấn Anh cũng không trường thọ, bà qua đời năm 407. Cái chết của Phù Hoàng hậu khiến Mộ Dung Hi như chết đi sống lại, đau khổ tột cùng. Ông khóc than suốt ngày đêm đến nỗi ngất đi.

Lúc tỉnh dậy, Phù Huấn Anh đã được khâm liệm. Mộ Dung Hi đã có hành độngkhiến cho những người có mặt bên quan tài cảm thấy đáng sợ. Ôngmở nắp quan tài và vào bên trong, "mây mưa" với thi thể của Hoàng hậu. Mặc cho mọi người có mặt ở đó, Mộ Dung Hi đã gây ra sự việc chưa có tiền lệ và bị lên án kịch liệt. Chỉ đến khi thi thể bốc mùi, Mộ Dung Hi mới cho người đưa đi chôn cất.

Ông còn ra lệnh mọi người phải than khóc cho Phù Huấn Anh, những ai không khóc còn bị trừng phạt nghiêm khắc. Với mong muốn Phù Huấn Anh có bạn dưới suối vàng, Mộ Dung Hi còn ra lệnh cho chị dâu phải chết theo. Sự việc đã khiến nhiều người kinh hãi và ám ảnh về hành động không còn tính người.

 

Tháng 7/407, Trung vệ tướng Phùng Bạt và Tả vệ tướng Trương Hưng bất mãn đã cùng một nhóm khác nổi dậy tấn công, tạo phản. Mộ Dung Hi biết thế không thể chống đỡ nên cố chạy trốn, sau đóHoàng đế này vẫn bị bắt và sát hại. Cái chết của Mộ Dung Hi là dấu chấm hết của nhà Hậu Yên song tiếng tăm si mê Hoàng hậu đến mức mất lý trí vẫn còn được sử sách ghi chép.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm