Hoàng Đế đánh Xuy Vưu
Câu chuyện ít người biết về "Hoàng đế của Hoa Kỳ" vào năm 1859 và thậm chí người đàn ông này còn phát hành tiền tệ của riêng mình / Toàn ăn sơn hào hải vị nhưng Hoàng đế Trung Hoa không ai béo phì, bí quyết nằm ở 3 điều
Trung Quốc là một đất nước có một lịch sử lâu dài và một kho tàng thư tịch lịch sử vô cùng phong phú. Truyền thống viết sử của Trung Quốc đã được bắt đầu từ rất lâu. Theo tài liệu thành văn, thì bộ Xuân Thu của Khổng Tử (551 - 497 TCN), vị thủy tổ của Nho học viết ra, được coi là bộ sử biên niên mở đầu của ngành sử học Trung Quốc.
Đến đầu đời Hán, xuất hiện Tư Mã Thiên (145 hoặc 135 TCN…?) một nhà sử học lỗi lạc của Trung Quốc và thế giới với bộ Sử ký, một bộ thông sử đồ sộ gồm 130 thiên, 52 vạn chữ, bao quát một thời gian dài khoang 3000 năm từ thời Hoàng Đế trong truyền thuyết đến đời Hán Vũ Đế là hoàng đế đương thời. Tiếp ngay sau đó, Ban Cổ với bộ Hán Thư là bộ sử về một triều đại (đoạn đại vi sử) đã chính thức được đặt nền móng cho thể loại sử thư theo lối ký truyện của Trung Quốc. Sau cuộc đại nhất thống dưới triều Đường, ý thức về quốc gia dân tộc của người Trung Hoa đã hình thành vững chắc. Việc nhà nước ghi chép chính sử đã được định thành chế độ và được các đời sau kế thừa.
Đây không phải là một cuốn sử mà một cuốn sách kể chuyện lịch sử. Các tác giả đã khéo trình bày cô đọng toàn bộ quá trình lịch sử 5000 năm thành 262 câu chuyện được xếp theo trình tự diễn biến lịch sử, móc nối với nhau thành một hệ thống hoàn chỉnh, bao quát mọi mặt hoạt động và đời sống của dân tộc Trung Hoa.
Đọc Lịch sử Trung Quốc 5000 năm, độc giả sẽ có cảm giác như xem một bộ phim dài ghi suốt quá trình lịch sử Trung Quốc kể từ khi xuất hiện những con người đầu tiên, trải qua chế độ công xã nguyên thủy, chế độ nô lệ, chuyển sang chế độ phong kiến dài nhất trong lịch sử loài người.
Trên vũ đài lịch sử, ta thấy xuất hiện đủ mọi loại nhân vật, mọi hoạt động từ đấu tranh với thiên nhiên đến việc tranh thành cướp đất, giành giật ngôi vị, thôn tính đất đai, mở rộng cương vực. Người ta đề xướng ra mọi học thuyết, định ra mọi chế độ chi phối đời sống vật chất và đời sống tâm linh của dân tộc Trung Hoa.
Trong số các nhân vật đông đảo hoạt động trên vũ đài lịch sử có đủ anh hùng nghĩa sĩ, tặc tử gian thần, có minh quân và hôn quân, hậu phi và thái giám, kẻ sĩ chính trực và bọn lưu manh gian xảo, có hành động từ tuyệt vời cao thượng đến những thủ đoạn lắt léo hèn hạ nhất.
Dòng chảy lịch sử là vộ tận, lịch sử mỗi dân tộc, ngoài những đặc điểm riêng, đều có điểm chung tuân theo quy luật phát triển của xã hội loài người. Vì vậy, đọc những câu chuyện lịch sử Trung Quốc, chúng ta tất nhiên có những liên tưởng, so sánh, suy ngẫm về lịch sử dân tộc mình.
Chuyện thứ nhất:
Hoàng Đế đánh Xuy Vưu
Cách đây khoảng hơn bốn ngàn năm, ở lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều thị tộc và bộ lạc sinh sống. Hoàng đế là một trong những thủ lĩnh bộ lạc nổi tiếng nhất trong truyền thuyết.
Một bộ lạc do Hoàng Đế làm thủ lĩnh, ban đầu sống ở vùng Cơ Thủy thuộc Tây Bắc Trung Quốc, sau dời tới vùng Trác Lộc (nay là Trác Lộc, Hoài Lai tỉnh Hà Bắc) bắt đầu định cư, phát triển chăn nuôi trồng trọt.
Viêm Đế là thủ lĩnh một bộ lạc khác đồng thời với Hoàng Đế, ban đầu cư trú tại vùng Khương Thủy ở Tây Bắc Trung Quốc. Theo truyền thuyết, Viêm Đế có quan hệ thân tộc với Hoàng Đế. Trong khi bộ lạc của Viêm Đế ngày càng sa sút thì bộ lạc của Hoàng Đế lại rất thịnh vượng.
Lúc đó, Xuy Vưu là thủ lĩnh của bộ tộc Cửu Lê, rất hung tợn. Thuyền thuyết Xuy Vưu có 81 anh em đều có thân hình mãnh thú, đầu đồng trán sắt, ăn sỏi đá, hung hăng mạnh mẽ vô cùng. Họ còn chế tạo ra các loại vũ khí mạnh như đao, kích, cung nỏ, thường dẫn bộ lạc đi xâm chiếm, cướp bóc bộ lạc khác.
Trang khắc đá hình tượng Xuy Vưu từ thời nhà Hán
Có lần, Xuy Vưu xâm chiếm vùng đất của Viêm Đế, Viêm Đế mang quân chống lại nhưng không địch nổi, bị Xuy Vưu đánh giết tan tác. Viêm Đế đành phải chạy đến Trác Lộc, xin Hoàng Đế giúp đỡ. Hoàng Đế vốn đã muốn tiễu trừ hiểm họa đó, liền liên kết các bộ tạc, chuẩn bị đưa người ngựa vũ khí, triển khai một cuộc đại quyết chiến với Xuy Vưu trên cánh đồng Trác Lộc.
Về trận đại chiến này, có rất nhiều truyền thuyết hoang đường, như nói rằng ngày thường Hoàng Đế đã nuôi sáu loại dã thú là hùng, bi, tì, hưu, khu, hổ khi đánh nhau thì thả chúng ra trợ chiến (có người cho rằng, sáu loại dã thú trên, thực tế là sáu thị tộc mang tên các dã thú đó). Quân của Xuy Vưu tuy hung dữ, nhưng gặp phải quân của Hoàng Đế có dã thú giúp sức thì không địch nổi, liền tan vỡ tháo chạy.
Hoàng Đế dẫn quâ thừa thắng đuổi theo, bỗng trời đất tối tăm, sương mù dày đặc, lại thêm cuồng phong dữ dội, sấm sét liên hồi, khiến quân của Hoàng Đế không sao đuổi được. Thì ra Xuy Vưu đã mời thần gió, thần mưa đến giúp. Hoàng Đế không chịu kém, liền mời Thiên Nữ giúp sức. Chỉ trong chớp mắt, trời quang mây tạnh, nên Xuy Vưu bị đánh bại. Lại có truyền thuyết nói rằng, Xuy Vưu dùng yêu thuật, tạo ra sương mù dày đặc làm quân của Hoàng Đế mất phương hướng. Hoàng Đế liền dùng xe có kim chỉ nam dẫn đường, nhằm đúng hướng rút chạy của Xuy Vưu đuổi riết, kết quả đã bắt và giết được Xuy Vưu. Những truyền thuyết trên đã phản ánh mức độ khốc liệt của cuộc chiến tranh đó.
Các bộ tộc thấy Hoàng Đế đánh bại được Xuy Vưu, đều rất phấn khởi. Hoàng Đế được rất nhiều bộ lạc ủng hộ. Nhưng sau đó, hai bộ lạc của Hoàng Đế và Viêm Đế lại xảy ra xung đột, hai bên đánh nhau một trận ở Bản Tuyến (nay là Đông Nam huyện Trác Lộc tỉnh Hà Bắc). Viêm Đến thất bại. Từ đó, Hoàng Đế trở thành thủ lĩnh của liên minh bộ lạc vùng Trung Nguyên.
Người đời nay tưởng tượng và tạc hình Xuy Vưu
Thời Hoàng Đế trong truyền thuyết, đã có rất nhiều phát minh sáng tạo, như làm nhà ở, đóng xe thuyền, may được quần áo ngũ sắc… Đương nhiên, những cái đó không thể là phát minh của một người, nhưng người đời sau đều quy công tất cả cho Hoàng Đế.
Theo truyền thuyết, Hoàng Đế có người vợ tên là Luy Tổ, tự mình làm mọi công việc lao động. Từ thời trước, giống tằm chỉ sống trong tự nhiên, người ta không biết tác dụng của nó, Luy Tổ dạy phụ nữ nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa. Từ đó, loài người mới có tơ lụa.
Hoàng Đế còn có một sử quan* tên là Thương Hiệt, đã sáng tạo ra chữ viết thời cổ. Chúng ta không được thấy chữ viết thời đó, nên không có cách gì chứng minh việc này.
Hoàng Đế được coi là một trong Ngũ Đế, theo huyền sử Trung Quốc thì ông trị vì trong khoảng 2698 TCN đến 2599 TCN và là người sáng lập ra nền văn minh Trung Quốc.
Tượng đài Hoàng Đế ở Trung Quốc ngày nay
Trong các truyền thuyết thời cổ đại Trung Quốc, Hoàng Đế rất được tôn sùng. Người đời sau đều cho rằng Hoàng Đế là thủy tổ của tộc Hoa Hạ** và coi mình là con cháu Hoàng Đế. Vì Viêm Đế và Hoàng Đế vốn là thân thuộc, sau này hai bộ lạc lại hòa lẫn vào nhau, nên người Trung Quốc thường tự xưng mình là con cháu Viêm - Hoàng. Để kỷ niệm vị tổ tiên chung đó, đời sau người ta xây lăng Hoàng Đế ở Kiều Sơn, phía bắc huyện Hoàng Lăng, tỉnh Thiểm Tây.
_______________________
* Chức quan chuyên trách việc chép sử
** Tức tộc Hán ngày nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Tổng thống trẻ tuổi nhất thế giới ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness, đắc cử sau khi đảo chính thành công
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loài vật có 'của quý' lớn nhất thế giới và cách giao phối đầy ám ảnh của con đực với con cá
Kinh ngạc với hình ảnh UFO hình chữ thập được cho là bị rò rỉ từ nguồn dữ liệu UFO tuyệt mật của Mỹ
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?