Hoàng đế Khang Hi từng dùng 30 cung nữ để thí nghiệm, tàn nhẫn chết người nhưng cứu được hàng triệu bách tính khỏi 1 chứng bệnh
Bên dưới lớp cát dày của sa mạc Sahara ở Châu Phi có gì? / Phóng xung điện 600 vôn, loài lươn dị khiến cha đẻ thuyết tiến hóa rối trí: Bài toán khó
Trong lịch sử Trung Quốc, Khang Hi là Hoàng đế có thời gian tại vị lâu nhất. Ông luôn không ngừng cố gắng để dẫn dắt Đại Thanh phát triển phồn thịnh. Song, thành tích của Khang Hi không chỉ ở công việc triều chính, mà còn có nhiều cống hiến cực lớn trong y học.
Vào thời bấy giờ, bệnh đậu mùa là chứng bệnh nguy hiểm, là nỗi ám ảnh chết người, bất kể là dân thường hay quý tộc trong cung. Thật ra, mỗi triều đại đều có cách chữa bệnh đậu mùa khác nhau, nhưng độ rủi ro lại rất lớn, một chút bất cẩn cũng có thể lấy đi mạng người.
Đối với bách tính nhân dân, nếu có thể tìm ra được phương pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa thì quả là chuyện vô cùng may mắn. Và Khang Hi đã làm được điều này, chỉ là cách ông làm quá tàn nhẫn, đó chính là thí nghiệm lên con người.
Năm 1654, Hậu phi Đông Giai thị sinh hạ con trai, Ái Tân Giác La Huyền Diệp, cũng chính là Khang Hi đế sau này. Thời điểm đó, vì quá độc sủng Đổng Ngạc phi nên Thuận Trị đế không mấy quan tâm đến đứa con trai này.
Cha đẻ Hoàng đế không thương con, mẹ của Khang Hi đương nhiên sẽ bị thất sủng. Thế nhưng đời thật trớ trêu, Khang Hi lại mắc chứng bệnh đậu mùa khi tuổi đời còn rất nhỏ.
Nhiều người đều nghĩ rằng Khang Hi sẽ chết, ngay cả cha của ông là Thuận Trị đế cũng đinh ninh như vậy nên mới cho người đưa ông ra khỏi Tử Cấm Thanh để phòng ngừa việc lây lan tạo thành đại dịch trong cung.
May mắn thay, dưới sự chăm sóc của bà nội và các thái y, Khang Hi đã được chữa lành một cách thần kỳ, thậm chí còn không để lại bất kỳ di chứng nào.
Thời điểm Khang Hi 8 tuổi, Thuận Trị đế đột nhiên băng hà. Dưới sự giúp đỡ của Hiếu Trang Thái hậu, Khang Hi thuận lợi đăng cơ, từ đó bắt đầu cuộc đời truyền kỳ của ông.
Năm 1768, con trai thứ 2 của Khang Hi là Hoàng thái tử Dận Nhưng bị nhiễm bệnh đậu mùa. Thái y đã sử dụng mọi phương pháp nhưng vẫn không thể chữa khỏi. May thay, có một huyện lệnh tên Phó Vi Cách tự cho là có thể chữa khỏi bệnh cho Hoàng thái tử.
Phó Vi Cách đã sử dụng phương pháp tiêm chủng phòng bệnh. Đương nhiên, tiêm chủng ở đây không phải dùng kim tiêm truyền kháng thể phòng bệnh như thời hiện đại, mà chính là lấy những cục mưng mủ trên da của người bị đậu mùa rồi nghiền nhuyễn, cho vào một ít nước hoặc phiến băng nhỏ, cuối cùng dùng ống dài thổi vào mũi bệnh nhân.
Thời điểm đó, quan thần trong triều đồng loạt ngăn cản, không muốn Khang Hi áp dụng thứ phương pháp trị bệnh hoang đường này. Thế nhưng Khang Hi đế đã có tầm nhìn xa trông rộng, ông quyết định thử nghiệm để cứu lấy con trai.
Đương nhiên, Hoàng thái tử là người có khả năng lên ngôi chấp quản triều chính trong tương lai nên không thể mạo hiểm qua loa. Thế là Khang Hi đã tìm đến 30 cung nữ để làm thí nghiệm.
Sau đó, thông qua một loạt điều chỉnh, quả nhiên phương pháp tiêm chủng bằng mũi này mang lại hiệu quả nhất định. Cuối cùng, chứng bệnh đậu mùa ám ảnh đã có cách chữa trị.
Vì để nhân dân tin tưởng phương pháp chữa bệnh này, Khang Hi đã áp dụng tiêm chủng trong cung trước, từ đó bách tính mới tin tưởng mà làm theo. Căn bệnh đậu mùa cũng theo đó trở thành dĩ vãng.
Mà lần thí nghiệm đó, trong số 30 cung nữ được chọn làm “chuột bạch”, có 4 người đã hi sinh. Thế nhưng sự hi sinh này đã cứu được hàng triệu bách tính trong khắp thiên hạ Đại Thanh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo