Quy tắc khi hoàng đế tắm: Phi tần, cung nữ dung mạo như hoa cũng "không có cửa" phục vụ
Clip: Bầy linh cẩu đánh hội đồng khiến sư tử chạy trối chết / Clip: Sư tử nhọc nhằn hạ sát ngựa vằn
Ở thời phong kiến xưa, trong hoàng cung tồn tại 2 nhóm người rất đặc biệt. Một là thái giám và hai là cung nữ. Hai nhóm người này có mặt trong cung là để phục dịch cho hoàng đế và các phi tần. Vậy khi hoàng đế đi tắm thì ai sẽ là người hầu hạ? Thái giám hay là cung nữ?
Trước hết, vấn đề này có thể khẳng định là không có một quy định bất biến nào. Theo quan điểm của nhiều sử gia, người phục vụ hoàng đế khi tắm là thái giám. Bởi thực tế, bên cạnh hoàng đế không có nhiều người là phụ nữ.
Trước thời nhà Minh, người phục vụ hoàng đế tắm rửa là thái giám hoặc phi tần. (Ảnh: Baidu)
Lý do rất đơn giản, không chỉ có các phi tần, các cung nữ được tuyển vào cung là những người có dung mạo như hoa. Nếu như có ai đó muốn dùng thủ đoạn để mê hoặc hoàng thượng thì trong lúc đi tắm là thời điểm tốt nhất. Họ có thể một bước lên trời nếu mang thai rồng. Sự cám dỗ này thực sự là quá lớn. Cơ hội nghìn năm có một này làm sao có thể dễ dàng bỏ qua.
Thân là người đứng đầu của một quốc gia, sức khỏe của hoàng đế luôn được vô số người quan tâm. Đặc biệt, khi hoàng đế vì ham mê sắc dục mà bỏ bê việc triều chính thì bất luận là quan đại thần hay chốn hậu cung đều sẽ có người lên tiếng phản đối.
Do đó, để tránh những trường hợp này xảy ra, những người hầu hạ bên cạnh hoàng thượng khi tắm đều là thái giám. Quả thực trong lịch sử cũng có hoạn quan có tham vọng muốn soán ngôi hoàng đế. Tuy nhiên, do thân phận thái giám đối với họ mà nói đã là một hạn chế nên các vị hoàng đế vẫn có một chút an tâm với nhóm người này.
Tới thời nhà Minh và Thanh thì cung nữ có thể tới đấm bóp cho hoàng đế khi tắm. (Ảnh: Baidu)
Ngoài ra, những người có thể hầu hạ hoàng đế tắm rửa còn có các phi tần. Tuy nhiên đó là thời điểm trước thời nhà Minh, còn đến thời nhà Minh và nhà Thanh, sự giám sát của các đại thần đối với đời sống riêng tư của hoàng đế không còn nhiều như trước. Vì vậy, trừ những dịp quan trọng quan trọng như tế lễ, đăng cơ, hay băng hà, họ sẽ không còn chú trọng việc hoàng đế tắm rửa như thế nào.
Vào 2 thời đại này, nếu hoàng đế cảm thấy mệt mỏi trong người cần người đấm bóp thì công việc này sẽ được giao cho hai hoặc ba cung nữ được đào tạo một cách chuyên nghiệp đảm trách.
Sở dĩ, cần tới nhiều người như vậy là để những cung nữ này có thể giám sát lẫn nhau. Một là để ngăn chặn những người cố tình vi phạm quy tắc tìm cách mê hoặc hoàng đế. Hai là để đề phòng cung nữ nào đó tìm cách ám sát hoàng thượng.
Vì vậy, cảnh tượng một nhóm cung nữ hầu hạ hoàng đế tắm rửa sẽ hiếm khi xuất hiện, việc chỉ có một cung nữ hầu hạ hoàng đế tắm rửa thì càng không được phép xảy ra trong cung. Thay vào đó, chúng ta chỉ có thể thấy những thái giám ở quanh khu vực phòng tắm của hoàng đế mà thôi.
Qua đây, ta có thể thấy, dù là thái giám hay cung nữ thì họ cũng đều là "công cụ" của xã hội phong kiến. Họ từ khi nhập cung đều chỉ làm những công việc phục vụ nặng nhọc, thậm chí ngay cả những việc vốn là sinh hoạt cá nhân của chủ tử họ cũng phải hầu hạ. Thái giám và cung nữ đều là những con người bất hạnh. Bởi vậy, sau khi chế độ phong kiến chuyên quyền sụp đổ thì 2 nhóm người này đã không còn tồn tại nữa. Điều này đối với những người nghèo khổ mà nói là một điều hạnh phúc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Phát hiện mới về nguyên nhân tuyệt chủng của loài 'quái vật' biển cổ dài
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc