Khám phá

Giá phải trả cho việc yêu đương giữa cung nữ và thái giám: Hình phạt do hoàng đế nghĩ ra

Phạm vào điều cấm kỵ, cung nữ và thái giám yêu nhau sẽ phải chịu hình phạt gì?

Ngôi chùa hàng trăm tuổi gắn liền với chiếc giếng thiêng ít người biết ở Huế / Khám phá vẻ huyền bí của hang động tương truyền là nơi Thạch Sanh cứu công chúa

Cuộc sống trong hoàng cung luôn khắc nghiệt. Thái giám và cung nữ khi làm việc trong cung nếu muốn sống yên bình phải tuân thủ mọi quy tắc, tuyệt đối không được phép phạm phải.
Nhưng cuộc sống trong cung gò bó, cung nữ hay thái giám cũng chỉ là những con người bình thường, vì vậy khó tránh khỏi được việc nảy sinh tình cảm. Điều này là cấm kỵ tuyệt đối và nếu bị phát hiện, cái giá phải trả cho việc yêu đương giữa cung nữ và thái giám có thể phải đổi bằng mạng sống, vì sao?
Thái giám và cung nữ yêu đương được gọi là gì?
Chuyện thái giám và cung nữ có tình cảm qua lại với nhau trong cung không phải là một điều quá xa lạ, mặc dù đây là điều tối kỵ. Trong bộ phim cổ trang kinh điển "Hậu cung Chân Hoàn truyện" phát sóng năm 2012, đã cho chúng ta được một cái nhìn thực tế hơn về việc này.
Việc thái giám và cung nữ có tình cảm và qua lại với nhau trong hoàng cung xưa được gọi là "Đối thực". Thực chất khi xưa "Đối thực" mang nghĩa mô tả hành vi đồng tính giả (có thể hiểu là họ tự thích ứng giới tính của mình để phù hợp với hoàn cảnh, mà không hẳn mất đi giới tính thật) giữa cung nữ trong cung xưa. Sau này, đối thực lại mang ý nghĩa mặc định chỉ hành vi quan hệ "vợ chồng" giữa cung nữ và thái giám. Thực tế, "Đối thực" đã xuất hiện từ thời nhà Hán.
Thái giám và cung nữ không được phép có tình cảm.

Thái giám và cung nữ không được phép có tình cảm.

Tình yêu giữa thái giám và cung nữ vẫn phát triển từng ngày trong Tử Cấm Thành. Dù có bị Tử Cấm Thành giam cầm mất tự do, cô lập với thế giới bên ngoài nhưng họ vẫn muốn tựa vào nhau để sống. Từ tình yêu họ có thể phát triển đến hôn nhân.
Khi lấy nhau rồi cung nữ và thái giám cũng dành cho nhau những cách gọi thân mật. Nhưng không thể công khai, vì vậy họ đã tự tạo những ám hiệu gọi nhau. Thái giám là chồng sẽ được gọi là "Thái hộ". Tuy nhiên cái tên này không phải thái giám nào cũng được phép gọi. Còn cung nữ được gọi là "Lão thái", đây cũng là tên gọi vinh dự của họ.
Tuy nhiên, thời gian lâu dần những ám hiệu này của cung nữ và thái giám dần bị phát hiện. Đến hoàng đế cũng biết được, thậm chí còn bị chính hoàng đế chất vấn mối quan hệ. Thế nhưng bọn họ đã liều mình phạm tội gạt hoàng đế mà chối tội.
Giá phải trả cho việc dám phạm phải điều tối kỵ
Thời nhà Minh, Chu Nguyên Chương là một vị hoàng đế hết sức nghiêm khắc. Đặc biệt ông cực kỳ ghét việc thái giám và cung nữ qua lại với nhau. Điều này là tuyệt đối cấm kỵ dưới thời nhà Minh, không có một sự tha thứ nào cho việc thái giám và cung nữ "Đối thực". Những thái giám yêu đương, lấy vợ sẽ bị lột da. Đây là một trong những biện pháp hết sức cứng rắn để Chu Nguyên Chương ngăn chặn việc các cung nữ và thái giám xảy ra tình trạng "Đối thực".
Nếu bị phát hiện thì có thể bị tra tấn đến chết.

Nếu bị phát hiện thì có thể bị tra tấn đến chết.

Tương tự, đến đời Minh Thần Tông (hoàng đế Vạn Lịch) cũng không chấp nhận việc này. "Đối thực" là ranh giới cấm, chỉ cần liên quan đến việc này đều sẽ bị kết án tử hình. Những người nếu làm mai mối cũng sẽ bị phạt đánh roi đến chết.
Thế nhưng, trong việc tình cảm yêu đương thì đó là những ham muốn và trạng thái tình cảm cơ bản của mỗi người. Vì thế, dù các vị hoàng đế có đưa ra các hình phạt đánh roi, lột da hay thậm chí có thêm nhiều những hình phạt dã man khác cũng khó mà ngăn cấm được việc này. Việc các thái giám và cung nữ qua lại với nhau vẫn diễn ra từng ngày. Đến nhà văn của triều Minh là Thẩm Đức Phù cũng đã từng khẳng định rằng không thể nào có thể cấm được họ.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm