Là một vị vua có nhiều hậu phi nhất trong triều Thanh, Khang Hi có 55 người vợ chính thức và có 53 người con.
Lâu nay người Trung Quốc vẫn coi
Khang Hy như một “đại đế” anh minh lỗi lạc, người đã sáng tạo nên “thời thịnh trị Khang – Càn” trong lịch sử gần 300 năm của triều đại nhà Thanh (1644 – 1911). Tuy nhiên, lần giở những trang bí sử của triều đại này, người ta lại phát hiện ra rằng, hóa ra, phía sau ánh hào quang của một “đại đế”, Khang Hy cũng gây ra không ít những vụ lùm xùm tai tiếng.
Ông được đánh giá là vị vua phong lưu đa tình nhất và háo sắc nhất của
nhà Thanh (háo sắc hơn cả Càn Long), ngoài ra, vua vẫn còn rất khỏe về tình dục và vẫn háo sắc ngay cả khi đã về già: ’Cho đến những năm cuối đời Khang Hy vẫn không ngừng triệu các cô gái xinh đẹp của vùng Giang Nam vào cung làm thiếp mà hoàn toàn không phải để sinh con cho ông ta.
Dưới triều Thanh, tất cả các cô gái đều được Hoàng đế tuyển chọn qua mới được đi lấy chồng; nếu như Hoàng đế có nhu cầu còn lấy cả những phụ nữ người Hán đã có chồng. Hầu hết các vị vua triều Thanh đều không dưới 10 phi tử, trong số đó Khang Hy là người giữ “kỷ lục” với số người được sắc phong chính thức lên tới 52.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là con số ước lượng theo số lượng trong lăng mộ mai táng, còn thực tế Khang Hy có bao nhiêu hậu phi thì cho tới nay vẫn chưa có bất cứ sử gia nào có thể đưa ra con số chính xác. Sách “Khang Hy toàn truyện” có chép, từ chức Quý nhân trở lên thì trong hậu cung của Khang Hy có khoảng 49 người. Những người được sắc phong chính thức có khoảng 67 người, còn nếu tính cả những người có thân phận thấp như “Đáp ứng”, “Thường tại” thì trong hậu cung của Khang Hy có không dưới 200 người.
“Ân ái” từ năm 12 tuổi
Khang Hy được đánh giá là vị vua phong lưu đa tình và háo sắc nhất thời đại nhà Thanh; thực hành chuyện “chăn gối” từ rất sớm. Vào năm 1665, khi mới 12 tuổi, Khang Hi đã cử hành hôn lễ với Hách Xá Lý – cháu gái Ngao Bái, vị đại thần nắm “quyền sinh, quyền sát” trong triều. Mặc dù đây là một cuộc hôn nhân chính trị và cả Hoàng đế lẫn Hoàng hậu đều còn nhỏ tuổi nhưng Ngao Bái đã dùng quyền lực của mình “xúc tiến” chuyện ân ái giữa hai người để sớm có thái tử. Chính vì vậy, sau khi kết hôn không bao lâu, Hoàng hậu Hách Xá Lý đã sinh được một người con trai. Tuy nhiên, hoàng tử này chỉ sống được 4 năm thì qua đời.
Sau khi loại trừ Ngao Bái, tự mình nắm giữ triều chính, Khang Hi không còn cần sự giúp đỡ của gia tộc họ vợ nữa. Mối quan hệ chính trị bị buông lỏng, lập tức, quan hệ giữa Hoàng đế và Hoàng hậu cũng không còn thân mật như những ngày đầu tiên. Các phi tần trong hậu cung của Khang Hy cũng bắt đầu nhiều dần lên. Nữu Cô Lục thị, Đồng Giai thị, Ô Nhã thị… người này nối tiếp người kia vào cung, đều là những ái phi mà Hoàng đế hết mực si mê. Trong số các hậu phi mà Khang Hi lấy sau này, nhỏ thì mới 11-12 tuổi, lớn nhất cũng không quá 15-16 tuổi, có người mới hơn 20 tuổi đã qua đời.
Lấy cô ruột làm vợ
Trong sách “Thanh đại ngoại sử” có chép rằng, vào thời kỳ Khang Hy có một công chúa là con gái nhỏ của Hoàng Thái Cực, tức là em gái của vua Thuận Trị và là cô ruột của Khang Hy. Khi Thuận Trị chết, cô công chúa này vẫn còn nhỏ nên chưa đi lấy chồng. Sau khi Khang Hy lên ngôi, cô công chúa này vẫn lưu lại sống trong hậu cung. Sau đó, có đại thần xin Khang Hy lo chuyện “trăm năm” cho công chúa này. Khang Hy nghe xong thản nhiên nói: “Giờ còn bàn chuyện cưới hỏi gì nữa, ta đã nạp làm phi tần từ lâu rồi”.
Các quan nghe Khang Hy nói vậy thì giật mình, nói: “Nơi hậu cung cũng là nơi cần phải có sự vương hóa, luân thường không thể đảo loạn. Nay công chúa về vai vế là cô ruột của hoàng thượng, hoàng thượng không thể nạp cô của mình làm thiếp được”.
Khang Hy bình thản nói: “Chưa chắc. Cái gọi là không được kết hôn cùng họ là chỉ mẹ, em gái và con gái do chính mình sinh ra. Đằng này cô thì chẳng phải mẹ cũng chẳng phải con gái ta, cũng chẳng phải là em gái ruột của ta, có nạp làm thiếp thì đã làm sao”. Các đại thần nghe xong cực kỳ kinh hãi, hết sức khuyên can nhưng Khang Hy nhất định không chịu nghe, vẫn nạp công chúa vốn là cô ruột của mình làm phi tử.
Cướp vợ đại thần
Một năm mừng thọ Thái hậu, hoàng đế hạ lệnh tất cả các phu nhân người Hán cũng như người Mãn đều phải vào cung chúc thọ một lượt. Tất nhiên cả những người vợ của văn võ bá quan cũng chuẩn bị công phu, mặc triều phục vào cung. Trong đó có vợ Trương Mỗ, một vị quan ở kinh thành, được ca tùng là quốc sắc thiên hương, xinh đẹp nhất trong số những bà vợ quan lại trong triều, Trương Mỗ vì thế mà tâm đắc lắm! Đến hết ngày, những người phụ nữ đều ngồi kiệu về nhà an toàn, chỉ có bà vợ xinh đẹp của ông quan họ Trương, khi về tới nhà thì bộ y phục vẫn là bộ y phục ban đầu nhưng khuôn mặt đã khác, áo mũ cũng không chỉnh tề. Ai cũng biết là việc gì đã xảy ra nhưng sợ gặp họa nên không dám nói nhiều. Cái lệ các mệnh phụ người Hán nhập cung cũng vì thế mà bị cấm chỉ.
Dù đam mê sắc đẹp nhưng sắc đẹp lại không làm vị vua này đắm chìm. Có lẽ đây chính là điểm khác biệt của Khang Hy với những ông vua phong lưu khác. Trong suốt những năm trị vì, ông đã chứng tỏ để chứng tỏ bản lĩnh và là “thủ đoạn” chính trị của mình, như chính thức năm quyền lực năm 16 tuổi, đánh đổ Ngao Bái và thế lực bè đảng, hoàn thành thống nhất đất nước… Thời kỳ Khang Hi cai trị, lãnh thổ Trung Quốc phía đông giáp biển, phía nam giáp Đại Việt, phía tây vượt Thông Lãnh, phía bắc đến Siberi. Từ trước đến thời Khang Hy, Trung Quốc chưa từng có thời kỳ nào lãnh thổ rộng lớn, thống nhất, đa sắc tộc và được quản lý hiệu quả, lâu dài như vậy!
Theo Thu/Khỏe & Đẹp