Hoàng đế Trung Hoa chết bất đắc kì tử trong đêm Valentine
Lịch sử Trung Quốc, thời nhà Đường, từng chứng kiến một Hoàng đế duy nhất băng hà đúng vào ngày Valentine 14/2. Đáng nói, nguyên nhân dẫn tới cái chết của vị Vua này là do ông bị đầu độc.
Điều bất ngờ về loài ngựa hoang dã đẹp nhất thế giới / Phan Kim Liên - "đệ nhất dâm phụ" Trung Hoa có bị oan?
Có nhiều truyền thuyết, câu chuyện về Valentine. Nhưng về cơ bản, ghi chép lịch sử thống nhất nguồn gốc ra đời ngày Valentine – sau này trở thành Lễ tình nhân là vào cuối những năm 260. Tầm ảnh hưởng của Lễ Valentine tới khu vực châu Á, đặc biệt các nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Việt Nam, thực ra mới chỉ có khoảng vài chục năm trở lại đây.
Nói thế để thấy rằng, trong thời phong kiến Trung Quốc thì Ngày Valentine là một thứ gì đó vô cùng xa lạ. Tuy nhiên, nếu điểm qua cột mốc băng hà của các Hoàng đế Trung Quốc, chúng ta có thể tìm thấy DUY NHẤT một vị vua chết đúng vào ngày Valentine 14/2. Đó là Đường Hiến Tông Lý Thuần, ở ngôi 15 năm từ 805 đến 820, một vị vua có công lớn trong lịch sử nhà Đường khi quét sạch được loạn phiên trấn.
Đường Hiến Tông Lý Thuần, vị vua đời thứ 14 nhà Đường. |
Tuy nhiên, sau khi dẹp được loạn phiên trấn, Hiến Tông lại sa đà vào tửu sắc, chi tiêu xa xỉ. Từ đó dẫn đến việc, ông sủng ái nịnh thần và xa rời những bầy tôi hiền đức. Đáng nói, Hiến Tông còn nuôi ảo vọng trường sinh bất tử nên tin vào thần tiên ma thuật. Và đây chính là căn nguyên dẫn đến cái chết của vị Hoàng đế này.
Năm 817, Hiến Tông hạ chiếu triệu tập phương sĩ trong thiên hạ đến Trường An luyện đan cho mình. Hoàng Phủ Bác tiến cử đạo ĩ Liễu Bí. Hiến Tông bố trí cho Liễu Bí ở Hưng Đường cung để luyện đan. Do lạm dụng quá nhiều đơn dược của Liễu Bí nên Hiến Tông hay khát nước và tính tình trở nên khắc nghiệt.
Các bày tôi của Hiến Tông, từ đó, thường xuyên ông bị đối xử tàn bạo, cho dù chỉ phạm lỗi nhỏ cũng có thể bị giết, đặc biệt là những kẻ hầu cận trong hậu cung như Hoạn quan. Đầu năm 819, do tin lời đồn có cốt Phật ở một ngôi chùa tại Phụng Thiên, Hiến Tông sai rước hộp xương cốt về và bảo các đại thần phải quỳ lạy và quyên tiền đóng góp cho việc xây đền thờ cho hộp xương cốt đó.
Nhiều Hoạn quan và đại thần can gián trong sự việc này đã bị Hiến Tông xử phạt nặng, thậm chí xử tử. Việc Hiến Tông ngày càng khắc nghiệt, lạm sát người vô tội trong cung khiến đám Hoạn quan sống trong sợ hãi. Và trong số những Hoạn quan này, có một kẻ tên Trần Hoằng Chí, vốn nhiều lần bị Hiến Tông đánh đập vô cớ, đã nuôi hận trong lòng.
Chiều tối 14/2/820, chính là ngày Lễ tình nhân khởi phát từ phương Tây, hoạn quan Hoằng Chí đã trộn độc dược vào bát thuốc nước trường sinh dành cho Hiến Tông. Tới gần nửa đêm thì Hiến Tông được phát hiện là đã băng hà, hưởng dương 42 tuổi.
Việc lạm dụng thuốc “trường sinh” vốn có chứa thủy ngân trong nhiều năm cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới cái chết đột ngột của Hiến Tông. Dù vậy, cái chết vào đêm Valentine năm 820 của vị Hoàng đế thú 14 nhà Đường, tồn tại nhiều nghi vấn.
Sử gia đời sau cho rằng, hoạn quan Hoằng Chí có thể là kẻ trực tiếp đầu độc nhưng chưa hẳn là chủ mưu của vụ ám sát Hiến Tông. Năm 846, Hoàng tử thứ 10 của Hiến Tông, Lý Thầm lên ngôi lấy hiệu Đường Tuyên Tông từng lật lại cái chết của cha mình.
Tuyên Tông nghi ngờ, vụ đầu độc Hiến Tông có sự nhúng tay của Quách Quý Phi (chính là Thái Hoàng thái hậu đầu tiên nhà Đường sau này) cùng con trai bà Đường Mục Tông Lý Hằng. Tuy nhiên, trải qua hàng chục năm, bằng chứng đã không còn rõ ràng để có thể chứng minh mối liên can mẹ con Quách Quý Phi. Cái chết đêm Valentine của Hiến Tông, cho đến tận ngay nay, vẫn là một bài toán đố đầy bí ẩn!
Theo SHTT
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo