Hoàng hậu sinh nhiều con nhất Đại Thanh: Từ chối làm Thái hậu chỉ vì một nguyên nhân khiến người đời sau bất ngờ
Ông vua nào lập hoàng hậu khi mới 6 tuổi? / Càn Long mắc bệnh lạ, thái y chẩn bệnh xong ngại không nói gì, bất đắc dĩ kê đơn: Xin hãy ở cùng Hoàng hậu 100 ngày
Chuyện ít biết về Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu Ô Nhã thị
Thân là mẹ, chẳng có ai lại không mong con mình trở thành kì tài. Thân là Hoàng hậu phi tần, cũng chẳng có ai lại không mong mình trở thành Thái hậu. Ấy thế mà trong lịch sử nhà Thanh lại có một người mẹ mà sau khi con trai lên làm Hoàng đế lại không muốn trở thành Thái hậu, đồng thời còn làm ra rất nhiều chuyện với con ruột khiến người ta khó lòng tin được - đó chính là Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu Ô Nhã thị.
Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu Ô Nhã thị (1660 - 1723) là người thuộc Mãn Châu Chính Hoàng kỳ, nhỏ hơn Khang Hi 6 tuổi. Phụ thân bà là Uy Vũ - Hộ quân tham lĩnh. Hơn 10 tuổi bà đã nhập cung với thân phận quan nữ tử thông qua tuyển chọn của Nội vụ phủ.
Quan nữ tử có thể nói là cấp bậc thấp nhất trong hậu cung, còn thấp hơn cả đáp ứng. Ô Nhã Thị cũng là người duy nhất trong Tứ đại sủng phi (Huệ phi, Nghi phi, Vinh phi, Đức phi) không xuất thân từ tú nữ.
Quan nữ tử thời Khang Hi rất nhiều, vậy nên có thể nói Ô Nhã thị rất có bản lĩnh khi để lại ấn tượng trong lòng đế vương và thành công hạ sinh Hoàng tử Dận Chân vào năm 1678.
Khi ấy Khang Hi đế dù mới 25 tuổi đã có đến 10 con trai, 5 con gái. Đáng tiếc đến lúc Dận Chân ra đời thì đã có đến 6 đứa con trai, 3 đứa con gái của Khang Hi chết yểu. Vậy nên trên thực tế, Hoàng Tứ tử Dận Chân là đứa con trai thứ 11 của Khang Hi mới đúng.
Dận Chân ra đời đã góp phần giúp Ô Nhã thị được Khang Hi để ý và phong bà lên làm Đức tần vào một năm sau đó. Dĩ nhiên không phải cứ sinh con là được phong tần, vì trước đó Nạp Lạt thị cũng sinh con trai như Ô Nhã thị nhưng chỉ được phong làm Quý nhân.
Sau đó hai con trai của quý nhân Nạp Lạt thị đều không may chết yểu, bà sinh thêm một cô con gái nữa nhưng đâu vẫn hoàn đấy, mãi đến khi Ung Chính đế kế vị mới được thăng lên làm tần.
Ô Nhã thị có thể một bước lên trời trở thành tần, ngoài việc sinh được con trai còn là bởi bản thân bà có rất nhiều ưu điểm, vừa dịu dàng lại xinh đẹp, để lại được ấn tượng trong lòng đế vương giữa chốn hậu cung đông đảo mỹ nhân.
Đến năm 1680, Ô Nhã thị lại sinh thêm Hoàng Lục tử Dận Tộ. Một năm sau đó, bà được thăng lên Đức phi. Năm 1682, bà sinh thêm Hoàng Thất nữ nhưng Hoàng nữ sớm chết yểu. Năm 1683, bà lại sinh Hoàng Cửu nữ, sau trở thành Cố Luân Ôn Hiến Công chúa.
2 năm sau đó, Hoàng Lục tử Dận Tộ qua đời. Đến 1686, Đức phi Ô Nhã thị hạ sinh hoàng Thập Nhị nữ (sau chết yểu vào năm Khang Hi thứ 36). Đến 1688, Ô Nhã thị tiếp tục sinh Hoàng Thập Tứ tử Dận Trinh.
Tốc độ sinh nở của bà thật sự khiến nhiều người phải ngưỡng mộ. Bởi chỉ trong 10 năm từ 1678 đến 1688, bà đã sinh được đến 3 con trai, 3 con gái. Như vậy có thể thấy Khang Hi thật sự rất sủng ái bà.
Hoàng hậu Ô Nhã thị từ chối ngôi vị Thái hậu
Lúc sinh con trai cả Dận Chân, Đức phi Ô Nhã thị vẫn chỉ là quan nữ tử nên Dận Chân được đưa đến cho Quý phi Đông Giai thị nuôi dưỡng. Theo như sách sử, do là người đứng đầu hậu cung khi ấy nên Đông Giai thị không chỉ nuôi dưỡng một mình Dận Chân mà còn cả con cái của các phi tần khác.
Nhưng có lẽ do hoàn cảnh đặc biệt của Dận Chân - người sau này trở thành Ung Chính đế mà sự việc này đã trở thành vấn đề gây tranh cãi rất nhiều, thậm chí có người còn phỏng đoán do không ở bên mẹ đẻ từ nhỏ nên Dận Chân không được bà yêu thương bằng em trai Dận Trinh.
Đáng kể nhất phải đến việc sau khi Dận Chân lên ngôi làm Hoàng đế, giữa lúc con trai bị điều tiếng là không nể tình anh em, âm mưu giết cha, làm giả chiếu thư, Đức phi Ô Nhã thị lại không trở thành chỗ dựa tinh thần cho con mà còn đòi... chết theo Khang Hi đế.
Bà bỏ ăn bỏ uống khiến Ung Chính sốt ruột không thôi, phải năn nỉ khẩn cầu mãi Ô Nhã thị mới từ bỏ ý định đó.
Đây chắc là người mẹ đầu tiên trong lịch sử thấy con lên ngôi vua lại không hề vui mừng mà đòi sống đòi chết, khiến con trai trở thành chủ đề bàn tán của quần thần dân chúng. Không chỉ vậy, theo quy tắc khi cử hành đại điển đăng cơ, Hoàng đế phải đến hành lễ với thái hậu.
Thế nhưng khi lễ bộ đến trình báo việc này, Ô Nhã thị lại từ chối không muốn nhận hành lễ của con trai, lí do bà đưa ra là vì đang chịu tang tiên đế, nếu mặc triều phục rồi để Hoàng đế hành lễ bà thấy rất ngại. Quần thần cố mời lần nữa nhưng Ô Nhã thị vẫn tiếp tục cự tuyệt. Mãi cho đến khi Ung Chính đích thân đến, nửa van nài nửa cầu xin, bà mới miễn cưỡng đồng ý.
Chưa hết, chiếu theo lệ cũ khi con trai kế vị, Thái hậu nên chuyển tới Ninh Thọ cung ở. Ung Chính đánh tiếng với mẹ mình, thế nhưng Ô Nhã thị lại kiên quyết không chịu đi, nhất định cứ phải ở lại Vĩnh Hòa cung. Đến khi qua đời Ô Nhã thị cũng chưa bao giờ rời khỏi cung này.
Suốt những năm sau đó, rất nhiều lần Ung Chính nỗ lực gắn kết mối quan hệ với Ô Nhã thị nhưng bà đều từ chối. Ví như sinh nhật đầu tiên của Ô Nhã thị kể từ khi bà làm Thái hậu, Ung Chính muốn tổ chức lễ ăn mừng cho bà, bà cũng không muốn đi.
Có thể thấy từ sau khi Ung Chính lên ngôi, tình cảm mẹ con giữa hai người đã nảy sinh mâu thuẫn không thể vãn hồi. Chẳng ai thực sự rõ lí do là vì sao, nhưng những hành vi của Ô Nhã thị với con trai trưởng thật sự khiến nhiều người phải suy nghĩ.
Hậu thế đều cho rằng, đây là vì bà vẫn luôn mong mỏi Hoàng Thập Tứ tử Dận Trinh trở thành Hoàng đế, việc Dận Chân tranh giành ngôi với em út khiến bà phật lòng nên cũng sẽ không tỏ ra dễ chịu với ông.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính