Khám phá

Hơn hẳn Gia Cát Lượng về khả năng ứng phó với biến cố, nếu Bàng Thống không chết sớm và dẫn quân Bắc phạt, liệu ông có thể đánh bại Tư Mã Ý?

Tình thế nước Thục sẽ thay đổi như thế nào nếu Bàng Thống còn sống và dẫn quân Bắc phạt thay Gia Cát Lượng.

Top 5 thống soái giỏi nhất thời Tam Quốc: Tư Mã Ý vắng mặt, Gia Cát Lượng xếp thứ 2 / Vì 1 "điểm yếu" này, Thục Hán mãi mãi yếu thế, Lưu Bị và Gia Cát Lượng có tài giỏi hơn nữa cũng khó thống nhất thiên hạ

Tài năng của Bàng Thống

Tên tuổi của Gia Cát Lượng đã được lưu danh thiên cổ, không chỉ vì ông có công phò tá cho Lưu Bị, mà còn bởi cả ý chí quyết tâm, kiên trì dẫn quân Bắc phạt, "cúc cung tận tụy, đến chết không từ" của ông với nhà Thục, chưa từng quên đi lời thề ban đầu cũng chưa từng phản bội lại sứ mệnh của bản thân.

Nếu đem Gia Cát Lượng so sánh với Bàng Thống, thì sự hiện diện của Bàng Thống mờ nhạt hơn rất nhiều, dù Bàng Thống chính là "Phượng Sồ" được ca ngợi cùng tên tuổi Gia Cát Lượng.

Về mưu trí, Bàng Thống cũng là một trong những bậc anh tài thời bấy giờ. Song, Bàng Thống lại bị trúng tên, mất tại gò Lạc Phượng. Khi mất, ông vẫn chưa thể hiện hết được tài năng quân sự của bản thân đã phải vội vã rời khỏi "sân khấu của lịch sử", phải nói rằng, đây là một điều vô cùng đáng tiếc.

Trên thực tế, Thục quốc là quốc gia yếu nhất trong ba nước Ngụy, Thục, Ngô. Nước Ngụy có Tào Tháo cai trị phương Bắc, Đông Ngô có Tôn Quyền chiếm cứ Giang Đông, chỉ có mình Lưu Bị là không có sẵn căn cơ, văn thần võ tướng dưới trướng Lưu Bị cũng ít ỏi đến đáng thương. Nếu nói Lưu Bị lập nghiệp từ hai bàn tay trắng cũng chẳng phải nói ngoa.

Song, Lưu Bị đã tạo nên một kỳ tích, dù ông có ít binh tướng, nhưng mỗi vị tướng dưới trướng ông ai cũng đều là bậc anh hùng.

Hơn hẳn Gia Cát Lượng về khả năng ứng phó với biến cố, nếu Bàng Thống không chết sớm và dẫn quân Bắc phạt, liệu ông có thể đánh bại Tư Mã Ý? - Ảnh 2.
Hình ảnh nhân vật Lưu Bị trên phim.

Sau khi gặp được Gia Cát Lượng, Lưu Bị thắng nhiều bại ít, đặc biệt là sau trận Xích Bích, Lưu Bị có được cơ hội nghỉ ngơi, dưỡng sức, có được cơ hội và khả năng tranh đoạt thiên hạ.

Nhưng, dù Gia Cát Lượng có tài giỏi hơn đi nữa, cũng không có cách nào phân thân, lo hết mọi chuyện được, cho nên nếu muốn Thục quốc lớn mạnh phát triển hơn, thì bắt buộc phải thu hút được càng nhiều nhân tài hơn nữa.

Sự xuất hiện đúng lúc của Bàng Thống đã giúp tất cả mọi chuyện được giải quyết dễ dàng, Thủy Kính tiên sinh từng nói: "Ngọa Long Phượng Sồ, được một trong hai có thể an thiên hạ", như vậy Lưu Bị bấy giờ đã có cả hai người, có phải ngầm chỉ Lưu Bị đã có nửa thiên hạ trong tay hay không?

Hơn nữa, Bàng Thống còn thay đổi tư tưởng vốn có của Lưu Bị, vì từ trước đến nay, Lưu Bị nổi tiếng vì sự nhân nghĩa, trước có Đào Khiêm nhường Từ Châu, sau có Lưu Biểu gửi gắm, ủy thác, ngay đến cả lúc lưu vong cũng có dân chúng theo cùng, từ đó cho thấy, Lưu Bị có được vị trí quan trọng trong lòng dân chúng.

Sau trận Xích Bích, Lưu Bị chiếm được một phần ba địa bàn Kinh Châu, cũng coi như là đã có được căn cơ nhất định cho bản thân, song Kinh Châu lại không phải nơi thích hợp để phát triển thế lực, nếu muốn hoàn thành bá nghiệp thì nhất định phải giành được Ích Châu.

 

Hơn hẳn Gia Cát Lượng về khả năng ứng phó với biến cố, nếu Bàng Thống không chết sớm và dẫn quân Bắc phạt, liệu ông có thể đánh bại Tư Mã Ý? - Ảnh 4.
Hình ảnh nhân vật Bàng Thống và Lưu Bị trên phim.

Nhưng khi ấy địa vị, uy tín của Lưu Chương trong lòng bách tính Ích Châu cũng rất cao, Lưu Bị sợ mất đi lòng dân, cho nên cứ mãi chần chừ không dám ra tay. Chính vào lúc ấy, Bàng Thống đã khuyên Lưu Bị một câu làm thay đổi cuộc đời ông:

"Bây giờ là thời đại của mưu kế, chiến lược và sự linh hoạt, vốn không thể dựa vào việc cố chấp một việc mà có thể hoàn thành chuyện lớn. Thôn tính kẻ yếu, đánh bại kẻ ngu dốt vốn là chuyện Xuân Thu Ngũ Bá.

Đoạt được bằng cách không hợp lẽ thường nhưng lại dùng lẽ thường để bảo vệ, cai quản nơi ấy, xây dựng bộ máy chính trị nhân từ, dùng đạo đức và công bằng để cai trị thiên hạ. Đợi đến khi thế cục ổn định xong, lại đối xử tốt với quân chủ cũ, còn có gì có thể ngăn trở, ảnh hưởng đến niềm tin và lẽ phải đây? Nếu hôm nay không nắm lấy cơ hội, sau này sẽ bị kẻ khác chiếm lấy trước."

Bàng Thống không giống Gia Cát Lượng, ông làm việc trước nay không theo cảm tính, chỉ cần là điều có lợi cho sự phát triển, ông đều sẽ thẳng thắn khuyên can không kiêng nể gì, dù rằng Lưu Bị là người nhân nghĩa, nhưng thời thế bấy giờ đã đổi thay, nếu lúc ấy còn không đánh chiếm Ích Châu thì sớm muộn gì Ích Châu cũng sẽ bị người khác đoạt mất, đến lúc ấy có hối hận cũng đã muộn rồi.

Sau khi Lưu Bị gật đầu đồng ý, nhà Thục cũng dần dần được xây dựng nên, tiếp tục hình thành cục diện thế chân vạc. Điều đáng tiếc là, Bàng Thống lại không có cơ hội được nhìn thấy cảnh ấy.

 

Hơn hẳn Gia Cát Lượng về khả năng ứng phó với biến cố, nếu Bàng Thống không chết sớm và dẫn quân Bắc phạt, liệu ông có thể đánh bại Tư Mã Ý? - Ảnh 6.
Hình ảnh nhân vật Bàng Thống bỏ mạng tại gò Lạc Phượng trên phim.

Nếu Bàng Thống dẫn quân Bắc phạt, chuyện gì sẽ xảy ra?

Năm 214, Bàng Thống bị quân địch bắn tên, mất tại gò Lạc Phượng, năm ấy ông mới chỉ 36 tuổi. Nếu Bàng Thống vẫn tiếp tục phò tá cho Lưu Bị, có lẽ cục diện trong thiên hạ sẽ lại lần nữa có sự thay đổi, việc Bắc phạt có lẽ cũng sẽ có cơ hội thay đổi.

Thực tế, Bàng Thống luôn nắm bắt chính xác tình hình thời cục, chiến thuật Bàng Thống lập ra vừa đơn giản lại thực dụng, nhưng luôn đạt được những thành quả ngoài dự kiến.

Hơn nữa, Bàng Thống luôn có các đối sách để ứng phó với các biến cố có thể xảy ra, về điểm này Bàng Thống hơn hẳn Gia Cát Lượng. Cho nên, nếu nói, nếu Bàng Thống là người dẫn quân Bắc phạt, trực tiếp chống lại Tư Mã Ý, có lẽ sẽ đạt được những thắng lợi nhất thời. Nhưng nếu về lâu về dài, Bàng Thống cũng không thể giành được chiến thắng.

Gia Cát Lượng là người tài năng toàn diện, ông không chỉ giỏi việc điều binh khiển tướng, còn am hiểu chính trị, quản lý, có tài dùng người, giúp người đó có được vị trí thích hợp, thể hiện hết tài năng và năng lực bản thân.

 

Ngược lại, Bàng Thống là người kiêu ngạo, trong việc xử lý quan hệ giữa người với người, Bàng Thống khó có thể làm tốt như Gia Cát Lượng.

Hơn hẳn Gia Cát Lượng về khả năng ứng phó với biến cố, nếu Bàng Thống không chết sớm và dẫn quân Bắc phạt, liệu ông có thể đánh bại Tư Mã Ý? - Ảnh 8.

Trong quân đội, phải có được sự gắn bó, đoàn kết thì mới có thể đánh bại kẻ thù, giành được thắng lợi, song Bàng Thống lại không có được nét tính cách thu hút này, nếu phải đối đầu với Tư Mã Ý, thì ban đầu Bàng Thống có thể có được ưu thế hơn nhưng áp lực từ phía hậu phương sẽ khiến cho hành động của Bàng Thống trở nên khó khăn hơn, thậm chí còn sẽ khiến cho việc sắp thành lại bại.

Thế nên, Gia Cát Lượng chỉ có một, người đời sau ca tụng ông không chỉ vì ông dẫn quân Bắc phạt; mặc dù bàn về mưu trí, trí tuệ Bàng Thống không hề thua kém gì Gia Cát Lượng, nhưng Gia Cát Lượng lại là nhân vật toàn tài hiếm gặp.

Bàng Thống (178-214 đoản mệnh 36 tuổi), tự là Sĩ Nguyên. Khi Bàng Thống và Gia Cát Lượng cọn nhỏ, chị của Gia Cát Lượng được gả cho Bàng Sơn Dân – một người anh em họ của Bàng Thống. Người đứng ra chủ hôn là danh sĩ Bàng Đức Công – chú của Bàng Thống và Bàng Sơn Dân.

 

Bàng Thống hơn Gia Cát Lượng 3 tuổi. Hai người đã thường xuyên qua lại, trong khi Gia Cát Lượng tỏ ra thận trọng thì Bàng Thống xốc nổi bộc trực, khá tương phản tính cách với nhau. Do Bàng Thống chậm chạp vụng về, nhiều người coi thường ông, nhưng Bàng Đức Công hiểu ông và rất coi trọng.

Nghe tiếng danh sĩ Tư Mã Huy giỏi nhìn người, Bàng Thống tìm đến gặp. Khi gặp nhau, Tư Mã Huy đang ở hái dâu trên cây, Bàng Thống liền ngồi dưới gốc cây trò chuyện, cứ thế hai người đàm luận từ sáng tới khuya.

Tư Mã Huy nhận ra tài năng của ông, hết sức khen ngợi. Từ đó danh tiếng Bàng Thống nổi khắp nơi. Bàng Đức Công quý mến cả ông và Gia Cát Lượng, gọi ông là Phượng Sồ, Gia Cát Lượng là Ngọa Long.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm