Mất Nhai Đình, trảm Mã Tắc chưa được bao lâu, Gia Cát Lượng đã vội vàng Bắc phạt lần thứ hai, rốt cuộc ông có ý đồ gì?
5 nhân vật Tam Quốc có trong tay nhiều lợi thế nhưng chẳng một ai có kết cục tốt đẹp / Số phận thê thảm của hậu duệ Chu Du thời Tam Quốc hé lộ "thuyết âm mưu" đáng sợ liên quan đến Tôn Quyền
Diễn biến xung quanh việc Gia Cát Lượng tiến hành Bắc phạt lần hai
Thất bại trong chiến dịch Bắc phạt lần đầu, cụ thể là việc thất thủ Nhai Đình khiến cho quân Thục mất quyền chủ động và Gia Cát Lượng buộc phải lui binh, rút quân về Thục. Việc để mất Nhai Đình cũng đã khiến cho Gia Cát Lượng bị mất bàn đạp tấn công, lỡ mất cơ hội đánh chiếm Lũng Hữu.
Còn ở Kỳ Cốc do phòng bị sơ hở, quân Thục đã bị quân Tào đánh lui, may nhờ tình hình Triệu Vân ngăn chặn phía sau nên tổn thất không lớn. Xét tình hình thực tế, Gia Cát Lượng cho rằng quân Thục không thể tiếp tục giao chiến được nữa, ông quyết định thu quân trở về Hán Trung.
Mùa đông năm Kiến Hưng thứ 6 (năm 228), Gia Cát Lượng ra quân Bắc phạt lần thứ hai. Lần Bắc phạt này, Gia Cát Lượng đi theo đường Trần Thương, rời đèo Đại Tản, bao vây thành Trần Thương. Tào Chân đem quân tới cứu viện, đối đầu với quân Thục tại Trần Thương.
Tuy nhiên lần này quân Ngụy phòng thủ kỹ càng. Địa thế ở Trần Thương vô cùng hiểm trở, dễ giữ, khó đánh, được coi là nơi các nhà quân sự phải chiếm bằng được.
Trước đó Tào Chân đã cho Hác Chiêu tăng cường phòng bị. Tại ải Trần Thương, quân Ngụy cho tướng Hác Chiêu chỉ huy đã kiên cường phòng thủ trước những đợt tấn công của quân Thục.
Hai bên giằng co khiến quân Thục hao tổn lương thực rất nhiều. Gia Cát Lượng chỉ huy quân đội đánh ròng rã 20 ngày mà không suy chuyển.
Trong khi đó, về phía quân Ngụy, sau khi Nguỵ Minh Đế Tào Duệ biết tin đã điều Trương Cáp chỉ huy ba vạn quân từ Kinh Châu tới Trần Thương chi viện cho Tào Chân. Dođối đầu với Tào Chân hơn một tháng đã cạn lương thực nên Gia Cát Lượng đã chủ động dỡ bỏ vòng vây.
Sau đó, Tào Chân cùng với Tư Mã Ý đem quân đến truy kích quân Thục rút lui. Bộ tướng của Trương Cáp là Vương Song chỉ huy kỵ binh đuổi theo nhưng bị quân Thục phục kích và giết chết tại Kỳ Sơn.
Sau thất bại của đợt Bắc phạt đầu tiên, chưa đến một năm sau, Gia Cát Lượng đã phát động đợt Bắc phạt mới, quả thật việc này có phần nằm ngoài dự đoán.
Bởi vào đợt Bắc phạt đầu tiên, quân Thục đã chịu tổn thất không nhỏ, nghỉ ngơi chỉnh đốn quân đội cần một khoảng thời gian nhất định.
Vả lại Bắc phạt còn cần phải tập hợp quân lính, chuẩn bị vật tư và lương thảo. Trong khoảng thời gian ngắn như vậy, rõ ràng có phần gấp gáp. Điều này cũng có thể chứng minh qua việc quân Thục chỉ đối đầu với Tào Chân ở Trần Thương hơn một tháng đã không đủ lương thảo.
Ngoài ra, lần Bắc phạt này Gia Cát Lượng đã chọn theo đường Trần Thương. So với lần Bắc phạt đầu tiên rời Kỳ Sơn tấn công Lũng Hữu, càng gần với Trường An - trung tâm thống trị của Tào Nguỵ ở Quan Trung hơn, nước Nguỵ càng dễ tập trung quân chặn đánh quân Thục.
Huống chi sau lần Bắc phạt thứ nhất của Thục Hán, để đề phòng Gia Cát Lượng đánh tới thêm lần nữa, Tào Chân đã tăng cường công tác phòng ngự cho khu vực trọng yếu. Ở Trần Thương, Tào Chân đã lệnh hẳn cho Hác Chiêu phải xây dựng thành trì.
Trước khi Bắc phạt, Gia Cát Lượng chắc chắn sẽ cử người trinh sát địa hình. Chuyện lớn như quân Nguỵ xây dựng thành trì chắc chắn không giấu được mật thám.
Bởi thế trước lúc ra quân, Gia Cát Lượng đã biết Trần Thương không dễ đánh. Thế nhưng ông lại không hề có bất cứ che đậy và chiêu nghi binh nào, phát động tiến công thẳng vào Trần Thương, điều này cũng khiến người ta cảm thấy khó hiểu.
Mục đích của Gia Cát Lượng là gì?
Nhưng nếu chúng ta cẩn thận xem lại tình hình của ba nước Nguỵ - Thục - Ngô khi ấy, sẽ phát hiện thật ra Gia Cát Lượng có mục đích khi vội vàng phát động lần Bắc phạt thứ hai.
Không bao lâu sau lần Bắc phạt đầu tiên của Thục Hán, Tôn Quyền quyết định áp dụng chiến dịch quân sự với nước Nguỵ.
Tôn Quyền giả vờ trừng trị Thái thú Bà Dương là Chu Phường, ép Phường cắt tóc nhận tội, tạo dựng cảnh vua tôi bất hoà, sau đó cho Chu Phường giả vờ đầu hàng Dương Châu Mục của nước Nguỵ là Tào Hưu, hy vọng có thể nhờ cậy nước Nguỵ, đồng thời sẵn sàng tiếp ứng, giúp quân Nguỵ chiếm lấy quận Bà Dương.
Thời kỳ Tam Quốc xảy ra rất nhiều sự kiện nổi loạn như vậy, trước thời điểm ấy, đám người Hàn Tổng, Địch Đan, Trương Anh, Vương Sùng của Đông Ngô đã từng tạo phản, tháo chạy tới nước Nguỵ.
Sau khi nhận được thư của Chu Phường, Tào Hưu đã tin là thật, cho rằng đây là thời cơ rất tốt để phạt Ngô, bèn trình bẩm Nguỵ Minh Đế Tào Duệ.
Tào Duệ cũng rất vui mừng, bèn lệnh cho Tào Hưu, Tư Mã Ý, Giả Quỳ chia quân làm ba đánh xuống phía Nam, chi viện cho Chu Phường dấy binh.
Còn Tôn Quyền cũng đích thân chỉ huy đại quân tới Hoàn Khẩu, tập hợp với quân của Lục Tốn, Chu Hoàn, Toàn Tông để phục kích quân của Tào Hưu.
Tào Hưu thua thảm hại, phía Nguỵ tổn thất hơn vạn quân. Về sau Tào Hưu chết vì phiền muộn bởi chính trận thua này.
Sau khi Tào Duệ lên ngôi, đây là lần đầu tiên nước Nguỵ thất bại nặng nề, còn mất đi vị tướng giỏi Tào Hưu, hiển nhiên ông không cam lòng.
Tào Duệ lệnh cho Tư Mã Ý đóng tàu chiến lập tức, điều động quân Nguỵ tập kết lại ở Kinh Châu, dự định phạt Ngô quy mô lớn. Trương Cáp phụng mệnh dẫn quân tới Kinh Châu vào chính thời điểm này.
Tư Mã Ý huấn luyện thuỷ quân ở Kinh Châu, dự định men theo sông Miện Thuỷ tiến vào Trường Giang thảo phạt Đông Ngô, Tào Duệ ban chiếu lệnh cho Trương Cáp chỉ huy quân ở Quan Trung tới nghe theo điều động của Tư Mã Ý.
Nhưng chưa đợi quân Nguỵ phát động tiến công, Gia Cát Lượng đã đột ngột Bắc phạt lần hai. Tào Duệ ngay lập tức lệnh cho Trương Cáp quay lại Quan Trung lần nữa, giải vây cho Trần Thương, việc phạt Ngô không thể không tạm thời dừng lại.
Rất rõ ràng, lần Bắc phạt này của Gia Cát Lượng là kế giương Đông kích Tây, mục đích là để giúp Đông Ngô giảm nhẹ gánh nặng quân sự. Điều này cũng được chứng minh qua bức thư về sau ông viết cho Gia Cát Cẩn, cho biết lần này rời Trần Thương đủ để hãm chân quân Nguỵ, không để Tào Nguỵ chia quân đi phạt Ngô.
Trong "Thuỷ kinh chú. Vị thuỷ nhất" có dẫn lại một phần bức thư như sau: Cho quân tiên phong tấn công theo đường này, đi tới Trần Thương, đủ để kìm hãm thế lực địch, khiến chúng không thể chia quân đáng sang phía Đông.
Nếu mục đích không phải đánh chiếm thành trì, chỉ để hãm chân quân Nguỵ, vậy thì Gia Cát Lượng vội vàng ra quân trong tình trạng chưa chuẩn bị đầy đủ cũng không còn khó hiểu nữa, bởi ông vốn không có ý định dây dưa với quân Nguỵ lâu dài, chỉ cần quân Nguỵ chi viện cho Quan Trung thì sẽ có thể rút quân.
Thế nên lần Bắc phạt thứ hai của Gia Cát Lượng thật ra chỉ là tấn công nghi binh, thực hiện được mục tiêu chiến lược, có thể coi là một chiến dịch quân sự thành công.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách