Hồng ngọc mai cổ thụ lớn nhất Việt Nam, giá 200 triệu đồng
Choáng ngợp những vườn cây triệu đô "độc nhất, vô nhị" của đại gia Việt / Chiêm ngưỡng bộ bàn ghế và tảng đá mã não xanh giá tiền tỷ đại gia mới dám chơi
Anh Đinh Hồng Phong (Yên Dũng, Bắc Giang), chủ sở hữucây cho biết, đây là cây hồng ngọc mai cổ thụ lớn nhất ở Việt Nam ở thời điểm hiện tại.
“Từ trước đến nay ở Việt Nam chỉ có những cây hồng ngọc mai nhỏ, kích cỡ lớn như thế này chưa thấy. Cây cao khoảng 1m, đường kính gốc lên đến 20cm”, anh Phong cho biết.
Cây có 3 thân được phát triển từ một gốc. Từ thân đến tay cành uốn lượn rất đẹp
Cây có tuổi đời khoảng 200 năm
Thân cây già cỗi, mốc thếch
Theo chủ nhân của tác phẩm, hồng ngọc mai có nguồn gốc ở Tây Ấn, Nam Mỹ
Đặc điểm cây hồng ngọc mai: thân gỗ, lâu năm, màu nâu, nhiều cành, có thể uốn cong tạo dáng.
Lá cây hồng ngọc mai là lá đơn, hơi dày, thuôn nhọn
Lá dài 4-8 cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới nhám, màu xanh nhạt hơn mặt trên
Cây hồng ngọc mai cho hoa theo từng chùm từ 3-5 bông; hoa nhỏ, màu hồng hay đỏ, 5 cánh, nhị và nhụy màu vàng, có hương thơm dễ chịu
Cây cho quả ăn được, quả chín màu đỏ, mọng nước giống quả sơ ri, vị chua ngọt, giàu vitamin C.
Hạt cứng, có 2 đến 3 hạt. Rễ nổi, có thể xoắn ôm vào đá tạo ra những hình dáng đẹp mắt
Anh Phong cho biết, hồng ngọc mai phát triển rất chậm. Để có được một cây như thế này người làm cây phải kiên trì.
Hiện cây có giá khoảng 200 triệu đồng, đã có khách hỏi mua nhưng anh Phong chưa muốn bán.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài cây ‘ăn thịt cừu’ tự bốc cháy khi nhiệt độ lên tới 40 độ, đàn cừu đến gần đồng nghĩa với cái chết!
Chợ duy nhất của Việt Nam có tên liên quan đến cái chết, nghe tên ai cũng phải rùng mình
Tại 1 nơi ở Trung Quốc, đốt lửa sưởi ấm vào ban đêm lại giống như đi tìm cái chết, con người bị cấm sinh sống!
3 giả thuyết liên quan đến cái chết của Tần Thủy Hoàng, hóa ra có liên quan đến loại 'tiên dược' này
Cái chết bí ẩn của Thái hậu Từ Hi: Sự thật lịch sử và thuyết âm mưu
Ngọn núi cao nhất thế giới: Cao hơn Everest gần 2.000m, luôn khiến các nhà khoa học lo ngại 1 điều?