Hốt Tất Liệt là ai, tiểu sử và những "bí ẩn tuyệt mật" chưa kể
Hé lộ 10 điều ấn tượng về Hốt Tất Liệt / Vì sao Hốt Tất Liệt 2 lần xâm lược Nhật Bản đều thảm bại?
Nhắc tới tiểu sử Hốt Tất Liệt là chắc hẳn sẽ nhắc tới ông là cháu nội của Thành Cát Tư Hãn, người đã lập ra đế chế Mông Cổ. Thế nhưng, nhờ có tài lãnh đạo, Hốt Tất Liệt đã đưa Mông Cổ tới thời đại cực thịnh.
1.1. Hốt Tất Liệt là ai?
Hốt Tất Liệt nhờ tài năng của mình đã lập nên triều đại nhà Nguyên. (Ảnh: Sohu)
Hốt Tất Liệt luôn được Thành Cát Tư Hãn yêu thương. Tuy nhiên, Thành Cát Tư Hãn ưu ái Hốt Tất Liệt vô tình lại khiến cho ông bị ganh ghét. Hốt Tất Liệt bị cuốn vào cuộc chiến tranh giành quyền kế vị cùng với anh em của mình. Cuối cùng, Hốt Tất Liệt đã chiến thắng và lên ngôi trở thành Đại Hãn của Mông Cổ.
1.2. Vợ và con của Hốt Tất Liệt
Trong cả cuộc đời mình, Hốt Tất Liệt có nhiều thê và thiếp. Trong đó, có Đại hoàng hậu là Thiếp Cổ Luân, Đệ nhị Oát nhĩ đóa là Hoàng hậu Sát Tất, thụy hiệu là Chiêu Duệ Thuận Thánh hoàng hậu và Hoàng hậu Nam Tất. Ngoài ra còn có Đệ tam Oát nhĩ đóa, Đệ tứ Oát nhĩ đóa…
Hốt Tất Liệt có tới 21 người con, trong đó có các hoàng tử là Đóa Nhân Chỉ, Chân Kim, Mang Ca Lạt, Na Mộc Hãn, Hốt Ca Xích, Ái Nha Xích, Áo Đô Xích, Khoát Khoát Xuất, , Hốt Đô Lỗ Thiếp Mộc Nhân, Thiết Miệt Xích. Ngoài ra, ông có 7 hoàng nữ là Nguyệt Liệt, Ngô Lỗ Chân, Trà Luân, Hoàn Trạch, Nang Gia Chân, Hốt Đô Lỗ Kiên Mễ Thất và một công chúa chưa rõ danh tính.
Hốt Tất Liệt là người có tài cầm quân xuất chúng nên rất được lòng Thành Cát Tư Hãn. (Ảnh: Sohu)
Hốt Tất Liệt và Thành Cát Tư Hãn đều là những Đại Hãn có tham vọng mở rộng bờ cõi. Ông là vị vua có công thống nhất Trung Quốc và lập ra triều đại nhà Nguyên, không chỉ được hậu thế nhắc tới nhờ tài năng lãnh đạo mà vị vua này còn được biết tới bởi những bí ẩn xung quanh cuộc đời mình.
2.1. Hốt Thốc Luân – Nữ chiến binh khiến Hốt Tất Liệt ám ảnh một đời
Hốt Thốc Luân còn được biết đến với nhiều cái tên khác như Aigiarne, Khotol Tsagaan hay Aiyurug (đều có nghĩa là Ánh trăng). Hốt Thốc Luân sinh vào khoảng những năm 1260 đến 1270. Cha của bà là Hải Đô, là cháu của Oa Khoát Đài và cũng là một người anh em họ của Hốt Tất Liệt.
Hốt Thốc Luân chọn cách sống du mục như tổ tiên của bà. Bà được cha nuôi dạy như người dân du mục chính hiệu, nghĩa là bà được học đấu vật, cưỡi ngựa, bắn cung. Bà là một nhân tài trong những bộ môn này. Trong sử sách cũng đề cập rằng bà được coi là nữ chiến binh Mông Cổ xuất sắc nhất. Không chỉ giỏi võ nghệ, Hốt Thốc Luân còn có tài thao lược, cha của bà cũng thường xuyên tham khảo ý kiến của bà khi có việc quân.
Tài năng và sự mạnh mẽ của Hốt Thốc Luân được thể hiện qua rất nhiều câu chuyện khác nhau, ví dụ như thử thách đấu vật kén chồng. Tương truyền là, khi Hốt Thốc Luân đến tuổi gả chồng, cha của bà có ý muốn kén rẻ. Nhưng bà đã từ chối và ra điều kiện rằng ai thắng mình đấu vật sẽ lấy người đó, còn nếu bà thắng, người kia sẽ phải trả cho bà 100 con ngựa.
Hốt Thốc Luân không chỉ là họ hàng mà còn là nữ chiến binh khiến Hốt Tất Liệt ám ảnh cả đời. (Ảnh: Sohu)
Kết cục của lần kén rể này là không ai có thể thắng được Hốt Thốc Luân. Bà thậm chí còn được hơn 10.000 con ngựa sau khi hạ gục những người tới ứng tuyển. Trong cuốn sách của Marco Polo, Hốt Thốc Luận được mô tả là một chiến binh bất bại. Bà có thể đánh bại những chiến binh giỏi nhất, dễ dàng tiến vào lòng quân địch để lấy thủ cấp tướng.
Thậm chí trong một trận đánh với quân của Hốt Tất Liệt, bà đã nhanh chóng bắn hạ 3 đại tướng địch giúp cho quân của cha mình chiếm lại một số vùng đất trọng yếu của Tân Cương. Bà là nỗi ám ảnh một đời của vị vua nhà Nguyên. Vào những năm cuối đời, cháu nội Thành Cát Tư Hãn - Hốt Tất Liệt đã từng treo thưởng tới 10 vạn lượng vàng cùng 1000 con ngựa chiến cho bất cứ ai lấy được đầu của Hốt Thốc Luân.
Truyền thuyết của Mông Cổ kể lại rằng, có tới 7 sát thủ được cử tới để ám sát bà nhưng tất cả đều bị Hốt Thốc Luân đánh bại và bắt làm tù binh. Điều này cũng cho thấy rằng danh tiếng của bà không phải là lời đồn và càng khẳng định việc Hốt Tất Liệt rất coi trọng tài năng của Hốt Thốc Luân.
2.2. 3 người Hán giúp Hốt Tất Liệt thống nhất thiên hạ
So với những vị Đại Hãn của Mông Cổ trước đó, Hốt Tất Liệt có tư duy và chiến lược khác biệt. Thay vì bài xích, ông chấp nhận văn hóa và mô hình chính trị của Trung Hoa. Ông cũng sử dụng các học giả người Hán, cải cách hệ thống chính trị của Mông Cổ.
Tư tưởng tiến bộ của Hốt Tất Liệt có sự góp công lớn 3 học giả người Hán là Lưu Bỉnh Trung, Hứa Hành và Diêu Xu. Sử sách ghi chép lại rằng, họ đều là những người vô cùng uyên bác, tài giỏi, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý.
Hốt Tất Liệt có tư duy và chiến lược khác người tiền nhiệm, ông chủ trương dùng các học giả người Hán để phát triển nước nhà. (Ảnh: Sohu)
Nhờ có đề xuất của ba người, Hốt Tất Liệt đã thay đổi đường lối cai trị, tập trung phát triển nông nghiệp, trường học, trường học. Họ đã đi đầu trong việc khuyên nhủ Hốt Tất Liệt trả lại đất để tránh chiến tranh, chấm dứt nạn giết người bừa bãi để thu phục lòng dân, giúp ông thống nhất Trung Quốc, lập ra nhà Nguyên. Sau đó, họ đều được Hốt Tất Liệt giao cho giữ những chức vụ quan trọng trong triều.
2.3. Hốt Tất Liệt từng tấn công Nhật Bản, Đại Việt
Hốt Tất Liệt cũng là một người rất tham vọng, ông không chỉ chinh phục các nước cận kề thành các nước chư hầu mà còn có ý định thôn tính cả Nhật Bản, Miến Điện, Chiêm Thành, Giava (Indonesia) và Đại Việt nhưng không thành công.
Theo "Tập sử biên niên của Rasid ud-Din" và "Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam" thì kỵ binh Mông Cổ với 3 vạn quân đã đánh xuống Đại Lý, sau đó trưng dụng quân lý Đại Lý đưa 4-5 vạn quân tiến đánh Đại Việt.
Tuy nhiên theo các sử gia Rasid-ud Din và tác giả của cuốn "An Nam chi lược", vào năm 1258, quân Mông Cổ muốn đánh chiếm Đại Việt để tiến đánh vào nước Tống nhưng đáng tiếc đã thất bại nặng nề. Sau đó, vào năm 1285 và 1288, vị vua nhà Nguyên này lệnh hai lần đưa quân tiến đánh Đại Việt nhưng đều đại bại.
Ông rất chú trọng phát triển nông nghiệp và giao thương. (Ảnh: Sohu)
Không chỉ có Đại Việt, Hốt Tất Liệt còn nhiều lần đưa thư yêu cầu lập bang giao cùng Nhật Bản nhưng nước này đều không hồi đáp. Vì vậy, tới năm 1274, Hốt Tất Liệt đã lệnh cho 900 chiến thuyền và 3 vạn quân sang đánh chiếm nước này nhưng do không đủ lực lượng nên đành rút về. Sau đó, vua Nguyên còn 2 lần sai quân tới đánh Nhật nhưng cũng không thành công.
Ngoài ra, Đại Hãn thứ 5 của đế chế Mông Cổ còn nhiều lần tấn công vào Miến Điện, Chiêm Thành, Giava và tất thảy đều thất bại, quân Nguyên phải rút về.
2.4. Hốt Tất Liệt là nhà thơ?
Ít ai biết được rằng, Hốt Tất Liệt còn là một nhà thơ xuất sắc. Tuy nhiên, các tác phẩm của Hốt Tất Liệt không được lưu lại nhiều, ngày nay, chỉ còn một bài thơ của ông đã được đưa vào tuyển tập các bài thơ nhà Nguyên. Bài thơ đó được ông sáng tác khi đi lễ tại một ngôi chùa vào mùa xuân.
Bài thơ đó được Đại Hãn đặt tựa đề là "Trắc ngoạn xuân sơn ký hứng" (tạm dịch là Cảm hứng ghi lại khi thưởng thức ngọn núi mùa xuân).
Thời ưng thiều cảnh trắc lan phong
Bất đạn tê phàn yết túy dung
Hoa sắc ánh hà tường thái hỗn
Lô yên phất vụ thụy quang trùng
Vũ triêm quỳnh can nham biên trúc
Phong tập cầm thanh lĩnh tế thông
Tịnh sát ngọc hào chiêm lễ bãi
Hồi trình tiên giá ngự thương long
* Dịch nghĩa:
Cảm hứng ghi lại khi trèo thưởng ngoạn xuân sơn
Gặp buổi cảnh vui trong lòng bèn trèo lên núi hoa lan
Chẳng quản trèo, rẽ lối đi ngắm dung nhan
Hoa sắc rực rỡ khai sáng trạng thái hỗn mang
Khói hương phảng phất như sương thụy khí càng tỏ
Mưa thấm hoa quỳnh cùng cây trúc bên núi đá
Gió đập tiếng đàn cây thông trên đỉnh núi
Chùa thanh tịnh, bút ngọc sau khi đã chiêm bái lễ xong
Ta quay về xa giá cưỡi rồng xanh
2.5. Vị vua chú trọng mở rộng giao thương với phương Tây
Dưới sự trị vì của Hốt Tất Liệt, các tuyến đường giao thương với Tây phương và các khu vực khác như Con đường Tơ lụa đều đạt được những phát triển rực rỡ nhất. Ngoài ra, Hốt Tất Liệt còn vô cùng chú trọng tới sự an toàn của các đoàn thương nhân của Mông Cổ và nước ngoài bằng cách cho người bảo vệ họ khi di chuyển qua các con đường này.
Ông còn là người có công lớn trong việc xây dựng hệ thống hạ tầng của Trung Quốc. (Ảnh: Sohu)
Hốt Tất Liệt cũng là một vị hoàng đế góp công lớn trong việc xây dựng hệ thống hạ tầng của Trung Hoa. Dưới triều đại của ông, đường sá, các tuyến đường thương mại, kênh mương đều được xây dựng vô cùng kỹ lưỡng và được đầu tư bằng rất nhiều tiền của. Cũng nhờ vậy, hoạt động giao thương của nhà Nguyên với phương Tây cũng đạt tới thời kỳ vô cùng thịnh vượng.
2.7. Chú trọng truyền bá tôn giáo
Hốt Tất Liệt trong thời đại trị vì cũng rất chú trọng đến sự phát triển của các tôn giáo. Dù ông là người theo đạo Phật, nhưng ông vẫn cho người mời các sứ giả các nước vào Trung Quốc để truyền bá đạo Kito, đạo Hồi. Cũng trong những năm này, sự phát triển của các tôn giáo cũng rất phát triển.
Qua những câu chuyện kể trên, hậu thế đã hiểu thêm về cuộc đời của Hốt Tất Liệt. Ông không chỉ là vị vua nổi tiếng đã chinh phục Trung Quốc mà còn biết thêm nhiều chuyện ít người biết về Hốt Tất Liệt như nữ tướng khiến ông ám ảnh, là một nhà thơ, là người có tư tưởng tiến bộ…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tại sao trái đất nặng 60 nghìn tỷ tấn lại có thể lơ lửng trong không gian mà không rơi?
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo