Vì sao Hốt Tất Liệt 2 lần xâm lược Nhật Bản đều thảm bại?
Hốt Tất Liệt, cháu nội của Thành Cát Tư Hãn, từng 2 lần chỉ huy quân đội Mông Cổ xâm lược Nhật Bản bằng đường biển lần lượt vào các năm 1274 và 1281. Thế nhưng, tất cả nỗ lực của Hốt Tất Liệt nhằm chiếm được Nhật Bản đều thất bại từ sớm.
'Kinh hãi' với những dụng cụ tra tấn thời Trung Cổ ở Nga (phần 3) / Khám phá chiêu 'độc' chống trộm mộ của người Trung Quốc

Đại hãn thứ 5 của đế chế Mông Cổ Hốt Tất Liệt là một trong những nhân vật nổi tiếng lịch sử thế giới. Là cháu nội của Thành Cát Tư Hãn, Hốt Tất Liệt tiếp nối tham vọng bá chủ thiên hạ của cha ông.
Theo đó, Hốt Tất Liệt thực hiện nhiều chiến dịch quân sự đầy tham vọng nhằm thôn tính các nước, vùng lãnh thổ rộng lớn.
Trong số này có việc cháu nội của Thành Cát Tư Hãn ấp ủ kế hoạch xâm lược Nhật Bản.
Không chỉ 1 lần, Hốt Tất Liệt 2 lần chỉ huy quân đội Mông Cổ xâm lược Nhật Bản nhằm mở rộng bờ cõi lãnh thổ.
Hốt Tất Liệt lần lượt đem quân xâm lược Nhật Bản vào năm 1274 và 1281.
Trong mỗi chiến dịch xâm lược nhằm thôn tính Nhật Bản, Hốt Tất Liệt đều huy động hơn 100.000 binh sĩ cùng khoảng 4.000 tàu chiến.
Tuy nhiên, cả 2 chiến dịch trên của Hốt Tất Liệt đều thất bại. Đặc biệt, khi quân đội Mông Cổ và Nhật Bản chưa giao chiến thì đội quân xâm lược buộc phải trở về.
Nguyên do là bởi đội quân của Hốt Tất Liệt gặp phải những trận cuồng phong lớn khiến nhiều tàu chiến bị đánh chìm. Kéo theo đó là hàng ngàn binh sĩ tử vong do rơi xuống biển.
Trước tổn thất to lớn, đội quân của Hốt Tất Liệt buộc phải trở về Mông Cổ, từ bỏ kế hoạch xâm lược Nhật Bản.
Theo một số chuyên gia, bên cạnh yếu tố thời tiết xấu, kế hoạch thôn tính Nhật Bản của Hốt Tất Liệt thất bại còn là do tài thuyền của Mông Cổ có một số lỗi kỹ thuật khiến chúng dễ bị đánh đắm.









End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đại tá Bùi Quang Thận – Người cắm cờ giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975
CLIP: Mãn nhãn trước màn tử chiến gay cấn của rắn hổ mang chúa và trăn gấm
CLIP: Cho sư tử ăn, người quản thú bất ngờ bị chúa sơn lâm tấn công và cái kết 'thót tim'
Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
CLIP: Bị đàn cá sấu vây hãm, linh dương đầu bò vẫn có màn 'lội ngược dòng' khó tin

Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
Cột tin quảng cáo