Phong Thần: Sức mạnh bí ẩn khiến đội quân Hốt Tất Liệt thua đau
Giải mã 'thuật khủng bố' của Thành Cát Tư Hãn: 'Át chủ bài' giúp quân Mông Cổ đại thắng / Quá khứ 'đen' của Vạn Lý Trường Thành: Niềm kiêu hãnh ngàn năm của Trung Quốc bị 'chọc thủng' thế nào?
Là một trong những đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử, đế chế Mông Cổ dưới sự lãnh đạo xuất chúng của Thành Cát Tư Hãn đã làm nên những điều phi thường mà chưa một quốc gia nào có thể thực hiện cả trong quá khứ và tương lai.
Trong suốt thế kỷ 13 và 14, vó ngựa kiên cường của binh đoàn Mông Cổ bất khả chiến bại tung hoành khắp nơi, chưa một lần ngưng nghỉ. Đi đến đâu là cỏ ở đó không thể mọc, đi đến đâu là quân thù khiếp sợ đến đó.
Nhờ có những thủ lĩnh giỏi tài thao lược và chiến đấu mà trong hơn 800 năm qua (tính từ thời điểm Thành Cát Tư Hãn thành lập Đại Mông Cổ Quốc năm 1206 đến năm 2016), đế chế Mông Cổ đã làm rung chuyển thế giới:
Họ thống trị 100 triệu dân và chiếm được vùng lãnh thổ rộng lớn khắp châu Á và châu Âu (bằng 16% diện tích đất liền trên Trái Đất).
Những phần lãnh thổ mà Mông Cổ chiếm được (các vùng màu) qua các năm. Ở thời kỳ thịnh trị, Mông Cổ chiếm được tổng diện tích là tới 24.000.000 km2. Ảnh: Wikipedia.
Thành tựu "vô tiền khoáng hậu" đó có được phần lớn nhờ vào đội quân hàng trăm nghìn người được rèn bằng những luật lệ "thép" cùng lối đánh "tốc chiến tốc thắng" khiến quân thù khiếp sợ và trở tay không kịp.
Trận chiến hy hữu chưa đấu đã bại của đội quân Mông Cổ
Trên lưng ngựa thần tốc, đội quân Mông Cổ chưa bao giờ chùn bước trước những mùa đông khắc nghiệt hay đường xa vạn dặm ở trên các cánh đồng thảo nguyên. Máu du mục luôn hừng hực trong huyết quản của họ.
Sức mạnh quân sự trên bộ thành công bao nhiêu thì sức mạnh trên biển lại lộ ra nhiều điểm yếu bấy nhiêu. Hình minh họa.
Thế nhưng, sức mạnh quân sự trên bộ thành công bao nhiêu thì sức mạnh trên biển lại lộ ra nhiều điểm yếu bấy nhiêu.
Trở về thời điểm cách đây 735 năm, vào năm 1281, đại hãn thứ năm của Mông Cổ là Hốt Tất Liệt (cháu nội của Thành Cát Tư Hãn, cai trị từ 1271 - 1294) đã phải nhận thất bại trong kế hoạch đem quân xâm lược Nhật Bản bằng đường biển.
Chân dung đại hãn thứ năm của Mông Cổ là Hốt Tất Liệt (1215 - 1294). Ảnh: Wikipedia.
Năm đó, Hốt Tất Liệt mang 140.000 quân, huy động 4.000 tàu chiến thẳng tiến Nhật Bản, tiếp tục ước muốn mở rộng bờ cõi về phía Đông Á.
Mang theo tinh thần "bất khả chiến bại" cùng đội quân hùng hậu trang bị vũ khí cực kỳ hiện đại thời bấy giờ (như lựu đạn, mũi tên phát nổ), đại hãn Hốt Tất Liệt và các tướng lĩnh tự tin cầm chắc chiến thắng trong tay.
Vậy mà, nhân tính không bằng trời tính. Trận chiến chưa mở màn mà quân đội Mông Cổ đã phải nhận thất bại và từ bỏ xâm lược Nhật Bản.
Nguyên nhân thất bại quả thật khó lường: Thời tiết xấu!
Sau nhiều ngày tiến quân, quân Mông Cổ cuối cùng cũng đã đến đảo Kyushu (phía Nam nước Nhật), khi hai chuẩn bị giao đấu thì một trận cuồng phong ập đến.
Cuồng phong bất ngờ ập đến, hàng nghìn tàu chiến của Mông Cổ rơi vào thế "ngàn cân treo sợ tóc". Hình minh họa.
Thủ lĩnh của đội quân ra lệnh cho binh lính rút về tàu và tiếp tục di chuyển trong cơn bão. Đây có lẽ là một quyết định sai lầm vì hàng nghìn chiếc tàu chiến bị các cơn cuồng phong và sóng lớn làm cho chúng va đập vào nhau dữ dội.
Hàng nghìn binh lính chết đuối vì rơi xuống nước biển đầy giận giữ. Những tàu chiến may mắn sống sót thì bị sóng biển dạt vào bờ. Vì đang ở thế bị động, quân Mông Cổ bị quân Nhật Bản giết chết dễ dàng.
Vài trăm tàu chiến trở về chỉ mang theo tin xấu cho toàn dân Mông Cổ. Cuộc xâm lược Nhật Bản của Mông Cổ năm đó vì cuồng phong mà thất bại hoàn toàn.
Nhiều người Nhật Bản khi đó cảm thấy may mắn khi cho rằng họ đã được thần linh phù hộ. Vì cơn cuồng phong siêu mạnh năm đó (người Nhật Bản sau này đặt là "Phong thần - Kamikaze") thường rất hiếm xảy ra tại đảo Kyushu.
Giải mã hai lần thất bại trong ý đồ xâm chiếm Nhật Bản của Hốt Tất Liệt
Sử sách ghi lại rằng, Hốt Tất Liệt đã hai lần lên kế hoạch xâm chiếm Nhật Bản. Tuy nhiên, cả hai lần đều phải chịu thất bại cay đắng.
Sau khi mở rộng bờ cõi về phía tây và nam, Mông Cổ muốn tiếp tục xâm chiếm các nước Đông Á.
Ý định xâm chiếm Nhật lần đầu của đại hãn thứ 5 là vào năm 1274 với hạm đội 900 tàu chiến. Và lần thứ hai là vào năm 1281 (ở phần trên).
Giải mã nguyên nhân thất bại sau hai lần có ý định xâm chiếm Nhật Bản của Hốt Tất Liệt, các nhà khảo cố cho rằng, bên cạnh yếu tố khách quan là thời tiết xấu thì lỗi kỹ thuật trong chế tạo tàu thuyền đã khiến họ nhận thất bại.
Các nhà khảo cổ hiện đại sau khi tìm thấy nhiều mảnh vỡ tàu thuyền còn xót lại trong trận cuồng phong năm 1281, họ kết luận: Chính sự "nóng ruột" chiếm Nhật Bản của Hốt Tất Liệt đã khiến ông 2 lần thất thủ.
Việc sốt sắng xây dựng hạm đội hùng mạnh trong 1 năm (thay vì 5 năm) đã khiến ít nhiều tàu chiến gặp phải sự cố từ người xây dựng. Hốt Tất Liệt đã sai lầm khi coi trọng số lượng hơn chất lượng.
David Nicolle, sử gia chuyên viết về các vấn đề quân sự viết trong cuốn "The Mongol Warlords" rằng: "Trong cuộc xâm lược Nhật Bản thứ hai, bên cạnh những mất mát vô cùng to lớn là việc danh tiếng của Mông Cổ bị ảnh hưởng đáng kể. Sự bất khả chiến bại của người Mông Cổ đã tiêu tan trong con mắt của người Đông Á".
Theo các sử gia hiện đại, cho dù phải trả một cái giá quá đắt sau 2 lần thất bại cũng như tiếng tăm bị lụi tàn nhưng Hốt Tất Liệt không ngừng ý định xâm chiếm Nhật Bản lần thứ ba.
Cuối cùng, chỉ có cái chết của ông vào năm 1294 mới ngăn được ý đồ xâm lược Nhật lần thứ 3 đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính