Huế: "Sửng sốt" với trào lưu nuôi cá ngoại guppy làm... thú cưng
Nuôi loài vật "tử thần" làm thú cưng, bán hơn chục triệu một con / Hồn ma hiện về thăm thú cưng gây ám ảnh
“Thuốc an thần”
Tất nhiên, mức giá trên dành cho dòng cá phổ thông được dân chơi chuyên nghiệp bán ra nhằm “vớt vát” để dồn lực đầu tư cho những chú cá guppy “cao cấp”, từ vài trăm đến vài triệu đồng.
Guppy hay còn gọi là cá bảy màu, có họ hàng với cá tây, cá phướn - dòng cá chọi từng là thú chơi một thời mà trước đây hầu như ai cũng đã trải qua. Guppy vây, đuôi to hơn, màu sắc sặc sỡ với đủ chủng loại: đỏ, cam, vàng, trắng, xanh, chấm, sọc, vằn… và những chú cá này không hiếu chiến như cá chọi, thích hợp để người nuôi thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.
Những chú guppy trong ánh đèn huyền ảo
Có mặt ở Huế cách đây chừng 4 năm, nhưng phong trào chơi guppy ở Huế khá “chìm” chứ không “ồn ào” như những nơi khác. Dẫu vậy, nếu nhìn vào con số hơn 1.700 thành viên tham gia trong một nhóm chơi cá guppy ở Huế trên mạng xã hội mới thấy sức hút mạnh mẽ từ thú chơi này.
“Không quá đắt tiền như cá koi, la hán hay cá rồng… , lại không chiếm diện tích, thời gian và tương đối dễ nuôi với mức giá mà ai cũng có thể sở hữu, với tôi, guppy là “thuốc an thần” hiệu quả sau những giờ đứng lớp”, anh Nguyễn Đình Dũng, giáo viên dạy môn vật lý ở đường Lê Văn Hưu, TP. Huế chia sẻ.
Một cặp guppy dòng Albino full red
Còn với Nhật Anh - cậu trai đang tuổi THPT ở Phú Lộc thì, guppy giúp em tránh được những buổi “luyện” game xuyên đêm với chúng bạn. “Từ khi nuôi guppy, gia đình thường xuyên “hỗ trợ” để mua thức ăn, cá giống… Ba em còn thay em chăm sóc mỗi khi em tập trung ôn thi”, Nhật Anh nói.
Trẻ em cũng thích thú với cá guppy
Cá guppy có gần 100 dòng, được phân chia dựa trên vây, đuôi, thân, màu sắc… rồi từ đó chia ra đơn sắc, đa sắc, biến thể… với các tên gọi nghe rất “kêu”: Red dragon, Violet, Tiger, Full red, Blue topaz, Full gold… Những chú cá này phân loại theo dòng đuôi ngắn, đuôi dài, đuôi quạt, đuôi kiếm, lưng rộng, vây tròn, vây thuổng… Dù bất kỳ dòng nào thì guppy đều có những điểm độc đáo riêng, giúp người chơi có nhiều lựa chọn tùy sở thích.
“Do tùy sở thích nên không thể so sánh giữa dòng đơn sắc và đa sắc, cũng như không thể nói của Red dragon (rồng đỏ) đẹp hơn Tiger (hổ). Dẫu vậy, với người chơi chuyên nghiệp, ngoài màu sắc, họ thường đánh giá trên tiêu chí độ rộng ở đuôi, độ cao, tròn ở vây lưng và độ thon gọn nhưng to dài của thân cá”, Trần Đình Ngọc Thanh, thành viên CLB cá guppy Huế cho biết.
Đông đảo người chơi cá tham gia buổi giao lưu, thi cá của CLB Guppy Huế diễn ra đầu tháng 6
Vừa là thú chơi, vừa là sinh kế
Guppy có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, cá nhập từ Thái Lan đang được người chơi ở Việt Nam ưa chuộng nhất. Khi nhập về, tùy theo độ “hên xui” mà người chơi có thể nhân giống để duy trì những dòng cá đẹp. Nói hên xui bởi đa phần những dòng cá độc và đẹp đều bị chủ nuôi tại Thái Lan “triệt sản” trước khi xuất đi nhằm hạn chế nhân giống rộng rãi, dẫn đến hạ giá trị.
Ngoài ra, guppy tuổi đời không quá dài, khoảng một đến một năm rưỡi, nên nhu cầu bổ sung cá vào bộ sưu tập của người chơi khá cao. Khoảng 2 năm trở lại, ngoài gặp nhau vào dịp cuối tuần, những người chơi ở Huế đã thành lập nên CLB cá guppy Huế, đồng thời tổ chức những buổi giao lưu, thi xem cá nào đẹp hơn với người cùng đam mê ở Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Quảng Nam… nhằm chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, nhân giống “thú cưng” cũng như thông qua trao đổi, mua bán để có thêm kinh phí duy trì niềm đam mê của mình.
Không quá đắt nên ai cũng có thể sở hữu những chú cá xinh đẹp này
“Guppy có đặc điểm sinh sản nhiều, nên anh em trong CLB luôn thống nhất, cá không ưa ý nếu không bán được thì cứ giữ nuôi đến lúc chết chứ không đem thả xuống sông, hồ, tránh làm ảnh hưởng môi trường sống của các loài cá khác”, Trần Đình Ngọc Thanh khẳng định.
Cũng từ những buổi trao đổi kinh nghiệm, nhiều người “chuyển hướng” sang vừa chơi vừa kinh doanh. Tiêu biểu là Đào Nhung. Nhà ở Hương Trà lên Huế làm nghề “make up”. Sau thời gian ngắn “bập” vào cá Guppy, cô gái này quyết định nghỉ công việc đang làm để kinh doanh cá con, cá giống, thức ăn cùng những phụ kiện đi kèm, như: bể thủy sinh, vợt, sủi lọc bio…
Đào Nhung – một trong những “bóng hồng” của CLB guppy Huế
“Do khá nhiều người trong CLB đều đi làm, ít có thời gian tìm bo bo, loăng quăng hay trùn huyết, trùn chỉ - thức ăn thích hợp để nuôi guppy nên em nghĩ đến kinh doanh mặt hàng này. Nói chung chỉ vất vả khi đi ship hàng, còn lại công việc khá nhẹ nhàng, không độc hại và cho thu nhập khá hơn”, Nhung nói.
Những gương mặt đoạt giải tại cuộc thi cá guppy lần đầu tại Huế
Họ hàng với cá tây, cá phướn, nhưng nuôi Guppy có phần kỳ công hơn khi phải biết cách xử lý nguồn nước, loại bỏ bệnh đốm trắng, cụp đuôi, xù vảy…, dẫu vậy, công đoạn này không phức tạp và tốn quá nhiều thời gian. Và nói như Nguyễn Đình Dũng, thì nó càng khiến người chơi cảm thấy ý nghĩa mỗi khi nhìn ngắm những chú cá khỏe mạnh đủ sắc màu bơi lội tung tăng dưới bàn tay chăm sóc của chủ nhân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
Y học Ai Cập cổ đại đã biết điều trị ung thư từ 4000 năm trước? Dấu vết điều trị 'ung thư' gây sốc được tìm thấy