Nuôi loài vật "tử thần" làm thú cưng, bán hơn chục triệu một con
Bố mẹ 10 năm sống trong toilet nuôi 2 con ăn học / Soi dàn thú cưng “siêu khủng” của gia đình hoàng tộc
Có niềm đam mê, thích thú với những con vật độc, lạ, anh Khang Nguyễn (Ninh Kiều, Cần Thơ) đã bỏ ra hàng chục triệu đồng để sở hữu 20 con rết các loại.
Anh cho biết so với các loại thú cưng phổ biến khác như chó, mèo, chuột hamster… thì chi phí nuôi rết thấp hơn nhiều. Cách chăm sóc và giá thành mua vào cũng không cao, phù hợp với kinh tế hiện tại của anh.
Cách đây 2 năm, anh bắt đầu nuôi những con vật “tử thần” này. Anh bắt đầu tìm hiểu và mua các loại rết bản địa và nhập khẩu về nuôi.
Anh Khang cũng cho biết tất cả loài rết đều có nọc độc, có loài có nọc độc mạnh và có loài độc yếu hơn. Rết không thể thuần hoá thành 1 thú cưng huấn luyện được như chó mèo hay các động vật xương sống khác.
“Mình chỉ có thể tập tương tác với chúng trong quá trình nuôi để chúng có thể cảm thấy mình không phải là mối đe doạ, lúc đó mình sẽ giảm đi phần nào khả năng bị chúng cắn. Vì thế, trong người nuôi cần phải từ tốn không làm chúng giật mình hoảng loạn trong quá trình chăm sóc” anh Khang chia sẻ thêm.
Bản thân anh cũng bị cắn vài lần trong lúc cầm chúng. Anh phải rửa vết thương ngay lập tức bằng thuốc sát trùng, nếu đau quá sẽ uống thuốc giảm đau. Anh cũng thi thoảng sử dụng phương pháp dân gian để giải độc, đó là dùng nước dãi gà bôi vào vết rết cắn.
Theo anh, rết cắn có thể khiến vị trí đó bị sưng lên, nặng hơn có thể khiến người bị cắn sốt, mệt mỏi, nôn…
Rết có nhiều loại với đa dạng màu sắc, kích thước khác nhau. Với mỗi loại, anh Khang phải thiết kế loại chuồng phù hợp với môi trường tự nhiên của chúng. Điều cần chú ý nhất khi làm chuồng nuôi rết là về nhiệt độ, độ ẩm, chất nền…
Anh cho biết rết thường xuyên lột xác để lớn lên nên độ ẩm cũng cần phải quan tâm nhiều. Vì trong quá trình chuẩn bị lột xác, chúng ta cần chú ý cung cấp độ ẩm phù hợp để chúng có thể lột thoát ra khỏi lớp da cũ dễ dàng, nếu quá khô trong quá trình lột, chúng có thể bị kẹt lại và chết.
Độ tuổi trung bình của rết trong môi trường nuôi nhốt là 6-10 năm, có loài sống hơn 10 năm.
“Chúng ăn tất tần tật những gì động đậy, mình thường cho ăn dế, gián mồi (gián dubia thịt), đôi khi sẽ bổ sung thêm chất cho chúng bằng cách cho ăn cá, thịt. Và rết cũng cần vitamin và nước nên mình sẽ cho chúng ăn trái cây như dưa hấu, nho, chuối”, anh chia sẻ.
Những con rết này không cần ăn thường xuyên, anh Khang thường cho chúng ăn cách 3-4 ngày 1 lần, có khi cả tuần mới cho ăn.
Hiện, những con rết trong bộ sưu tập của anh có giá dao động từ vài chục nghìn đến hơn chục triệu đồng 1 con. Ảnh: Phát Nguyễn
Trong đó, loại rết đắt nhất mà anh Khang đang sở hữu có tên khoa học là Scolopendra sp. white legs, nơi chúng sống ở Peru, Ecuador, phía nam Colombia (Nam Mỹ).
Anh cho biết đây là một trong những loài rết to nhất thế giới, đạt kích thước lên đến 36-40cm, nọc độc của chúng khá yếu, chủ yếu chúng săn mồi dựa vào độ khoẻ và đồ sộ của cơ thể. Ảnh: Phát Nguyễn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao phân hà mã lại có thể giết chết hàng nghìn con cá mỗi năm? Phân hà mã đáng sợ đến mức nào?
Đảo rắn độc nguy hiểm nhất thế giới, không ai được phép cập bến: Hai bước chân là có 1 con rắn độc!
Cận cảnh 'cầu say rượu' ngoạn mục và độc đáo bậc nhất thế giới tại Na Uy
5 loài rắn độc nhất thế giới: Có 1 loài xếp ở vị trí số 2 vô cùng quen thuộc ở Việt Nam
CLIP: Cười "ngả nghiêng" với màn đấm bốc giữa người và Kangaroo
CLIP: Cuộc chiến sinh tử của rắn với chú sóc, cái kết thảm khốc cho kẻ thua cuộc