Hướng dẫn viên tiết lộ 3 đồ vật bí ẩn, kỳ quái giúp Tử Cấm Thành thu hút hàng triệu lượt khách du lịch
Vì sao cung nữ, thái giám trong Tử Cấm Thành không dám ăn đồ ăn thừa của Hoàng đế? / Miệng giếng ở Tử Cấm Thành nhỏ đến mức không thể nhét đầu lọt qua, vậy làm sao Từ Hi Thái hậu có thể đẩy sủng phi của Hoàng đế xuống?
Tử Cấm Thành (hay còn được gọi là Cố cung Bắc Kinh) là hoàng cung của triều đại nhà Minh và nhà Thanh, nơi đây được mệnh danh là tinh hoa của kiến trúc cung điện cổ đại Trung Quốc; đồng thời là cung điện xuất hiện đầu tiên trong 5 cung điện lớn nhất thế giới, một trong những công trình kiến trúc cổ bằng gỗ lớn nhất và được bảo tồn hoàn thiện nhất trên thế giới.
Trải qua nhiều thế kỷ, Tử Cấm Thành vẫn luôn thu hút lượng khách khổng lồ nhờ kiến trúc tuyệt đẹp và ý nghĩa sâu xa trong từng chi tiết. Ẩn đằng sau nó là những giai thoại thần bí mang đậm dấu ấn lịch sử qua các triều đại Trung Quốc.
Cùng điểm qua 3 điểm thần bí luôn được các hướng dẫn viên du lịch giới thiệu rất kỹ mỗi khi du khách tới tham quan Tử Cấm Thành.
Tượng sư tử cụp tai trước cổng Càn ThanhChúng ta đã quen nhìn thấy những con sư tử gác cổng ngẩng cao đầu, ngồi hai chân trước thẳng đứng trông rất uy nghiêm, ấy vậy nhưng 2 con sư tử trước cung Càn Thanh lại là ngoại lệ. Chúng không những không ngẩng đầu mà còn cụp tai xuống, đầu hơi cúi, không hề có khí chất oai nghiêm như ta thường thấy. Tại sao lại như vậy?
Hóa ra cổng Càn Thanh là cổng chính của nội cung Tử Cấm Thành, muốn đi vào 3 cung điện phía sau của Tử Cấm Thành thì phải đi qua cổng này. Mục đích của việc đặt hai con sư tử tai cụp ở đây là để cảnh cáo các phi tần trong hậu cung: Phục vụ hoàng đế chỉ cần biết cúi đầu, không nói, không hỏi, không đánh động, biết cũng phải vờ như không biết.
Con sư tử tượng trưng cho lời cảnh cáo các phi tần trong hậu cung. Ảnh: Baijiahao.
Cổng Long Tôn nằm phía tây của điện Bảo Hòa, là một lối đi quan trọng từ 3 sảnh đầu tiên và 3 sảnh sau đến Cung Từ Ninh. Vậy tại sao lại có mũi tên trên tấm bảng của một cánh cổng quan trọng như vậy?
Hóa ra nhà Thanh bắt đầu suy tàn ngay sau thời hoàng kim của Khang Hy và Càn Long, sức mạnh của cả triều đại bấy giờ bắt đầu suy tàn về mọi mặt. Vào năm 1813, một cuộc nổi dậy quy mô lớn đã nổ ra do Thiên Lý Giáo cầm đầu, tấn công thẳng vào Tử Cấm Thành.
Mũi tên trên tấm biển Long Tông như một lời cảnh tỉnh vua Gia Khánh. Ảnh: KKnews.
Như đã nói trước đó, vị trí cổng Long Tông rất quan trọng, chỉ cần đi qua sẽ lập tức nhìn thấy Tam đại và hậu cung, tức ngay sau đó có thể đánh vào đầu giường của hoàng đế. Triều đình nhà Thanh đương nhiên hiểu được tình thế lúc bấy giờ nên đã tập hợp một số lượng lớn cấm quân để bắt đầu phản công phòng ngự, cuối cùng đã thành công trong việc trấn áp bạo loạn.
Con sư tử đá không ai dám đến gầnTử Cấm Thành có một con sư tử đá không ai dám đến gần, du khách cũng được khuyến cáo không chụp ảnh cạnh nó. Đây chính là con sư tử đá thứ 4 trên cầu Đoạn Hồng Kiều.
Theo các ghi chép dã sử, Hoàng tử Dịch Vĩ, con trai vua Thanh Tuyên Tông (1782 - 1850) niên hiệu Đạo Quang, do hỗn láo làm phật lòng vua cha nên đã bị nghiêm khắc trừng trị, cuối cùng qua đời vì vết thương ở hạ bộ.
Không lâu sau, vua đi ngang qua cầu Đoạn Hồng Kiều, nhìn thấy con sư tử đá trên cầu có tư thế thê thảm giống hệt hoàng tử Dịch Vĩ trước lúc chết lại càng thêm đau lòng, hoàng đế lệnh trùm một tấm vải đỏ lên con sư tử đá để không ai còn nhìn thấy nó nữa.
Đây là con sư tử duy nhất có dáng ngồi hai chân, một chân ôm đầu một chân ôm hạ bộ giống như một người chịu đau đớn.
Trong khi những con sư tử đá còn lại đều đứng bằng bốn chân, chỉ mình bức tượng được cho là lưu giữ hồn của hoàng tử Diên Vĩ này là con vật duy nhất ngồi bằng hai chân sau, còn lại một chân ôm đầu một chân ôm lấy hạ bộ.
Ngày nay, khi đi qua cầu Đoạn Hồng Kiều, du khách có thể thoải mái lại gần nhìn ngắm những con sư tử đá khác nhưng riêng bức tượng này thì các hướng dẫn viên du lịch luôn khuyến cáo phải tránh xa, không tự tiện chạm tay vào hoặc chụp ảnh cùng nó vì sẽ mang lại điềm gở.
Trên đây chỉ là 3 trong vô vàn những giai thoại về Tử Cấm Thành vẫn luôn được đồn thổi và lưu truyền từ bao đời nay. Người ta nói, thậm chí mỗi viên gạch ở Tử Cấm Thành đều ẩn chứa một câu chuyện riêng của nó nên nơi đây càng trở nên diễm lệ, thần bí và có sức hút rất riêng.
Chính những truyền thuyết "nửa thật nửa ảo" này mỗi năm vẫn đang giúp thu hút hàng triệu lượt khách du lịch tới tham quan và chiêm ngưỡng khu phức hợp cung điện Tử Cấm Thành.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Con trăn đắt nhất thế giới trị giá 3,5 triệu USD, giống sinh vật thần tiên nhưng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng!
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu